tăng giá gấp đôi, tại sao người môi giới lại chỉ lấy 3% tiền hoa hồng của tôi
trong khi 250 nghìn đô-la đang bày ra trước mặt cô ta?
3. Có lẽ người môi giới của tôi cũng là một kẻ khờ dại. Nếu trường hợp
này đúng, thì tất cả những người mua nhà luôn tìm kiếm món hời đang ở
đâu, đặc biệt là sau khi thông tin về ngôi nhà đã được đăng trên tạp chí
Crain’s Chicago Business? Nếu ngôi nhà xây bằng đá cát kết nâu này đúng
là một món hời béo bở và đã được quảng cáo rầm rộ, thì chắc hẳn, tất cả
mọi người sẽ đều muốn mua ngôi nhà đó. Kết quả là, một cuộc chiến giá cả
nổ ra và những người mua tiềm năng sẽ đưa ra mức giá ngày càng cao cho
đến khi giá cả đạt đến mức cân bằng với giá trị thị trường, xấp xỉ 500 nghìn
đô-la.
Nói cách khác, bạn gần như không có cơ hội tìm được một ngôi nhà đá
cát kết nâu gần công viên Lincoln (mà không có điều bất ngờ nào ẩn giấu
dưới móng nhà) với giá 250 nghìn đô-la. Tại sao vậy? Chính bởi quan niệm
cơ bản nhất của kinh tế học: Bạn đang cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình
và những người khác cũng vậy. Trong một thế giới mà mọi người đều tìm
kiếm những vụ đầu tư sinh lợi, sẽ chẳng có ai chịu từ bỏ 250 nghìn đô-la đã
dọn sẵn trên bàn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại được cho rằng
luôn hoạt động theo phương thức này. Sau khi đọc bài viết về một “chứng
khoán nóng” trên tạp chí Business Week, hay được một chuyên gia phân
tích chứng khoán của phố Wall khuyên mua vào (lời khuyên này được gửi
cho tất cả khách hàng của công ty), chúng ta thường có xu hướng mua hàng
loạt cổ phiếu vượt quá giá trị trung bình của thị trường. Nhưng những
“chứng khoán nóng” này lại chính là ngôi nhà đá cát kết nâu ở công viên
Lincoln. Và đây chính là lý do:
Hãy bắt đầu với một điểm cực kỳ đơn giản nhưng thường bị bỏ qua: Mỗi
khi bạn mua một cổ phiếu (hay bất kỳ mặt hàng nào khác), thì nhất định
phải có một người bán nó cho bạn. Người bán “chứng khoán nóng” này
quyết định, anh ta muốn có tiền mặt hơn. Anh ta đã xem xét “giá mua bán”