ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 20

Thứ nhất, những người ham học hỏi đã bỏ qua một môn học mang tính

kích thích khả năng sáng tạo, có ảnh hưởng lớn và liên quan mật thiết đến
hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Kinh tế học mang lại những kiến
thức sâu rộng về những vấn đề chính sách từ viện trợ của các tổ chức đến
các chính sách tuyển dụng tích cực. Môn học này đôi khi phải vận dụng
trực giác nhưng đôi khi lại phản trực giác. Nó đúc kết tinh hoa kiến thức
của các nhà tư tưởng vĩ đại trên thế giới, gồm những nhà tư tưởng nổi tiếng
như Adam Smith và Milton Friedman và những nhà tư tưởng khác, không
được đông đảo công chúng biết tới như Gary Becker và George Akerlof.
Song, có rất nhiều người có thể vui vẻ gấp một cuốn sách viết về cuộc nội
chiến hay về cuộc đời của Samuel Johnson sau khi đọc xong nhưng lại hốt
hoảng tránh xa môn học dễ học và đầy hấp dẫn này.

Thứ hai, nhiều công dân thông minh của chúng ta không hiểu biết gì về

kinh tế. Sách vở, báo chí về Alan Greenspan xuất hiện rất nhiều trên các
phương tiện truyền thông, nhưng thử hỏi có bao nhiêu người có thể giải
thích chính xác những gì ông đã làm. Thậm chí, nhiều nhà lãnh đạo chính
trị của chúng ta cũng đã áp dụng lý thuyết Kinh tế học đại cương vào các
chính sách của họ. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 1992,
ứng cử viên Ross Perot khẳng định, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
sẽ tạo ra một “giant sucking sound” (tạm dịch là, nỗi lo sợ thất nghiệp trên
diện rộng) khi việc làm di chuyển từ Mỹ sang Mexico, nhưng ông đã lầm.
Trên thực tế, sự nhầm lẫn của Perot thật tức cười. Tuyên bố trên giống như
lời cảnh báo, Hải quân Mỹ sẽ gặp rủi ro khi vượt sang bờ bên kia Thái Bình
Dương. Vấn đề nằm ở chỗ không có nhiều người Mỹ cười (ít nhất là không
cười các chính sách kinh tế của Perot).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.