quan đến những chức năng hợp pháp của chính phủ đã được trình bày ở
Chương 3.
Sự chuyên chế hiện trạng. Nếu các nhóm nhỏ có thể đạt được những gì
họ muốn ngoài quy trình pháp lý, họ cũng có thể ngăn chặn những gì họ
không muốn. Joseph Schumpeter, người đưa ra thuật ngữ “phá hủy sáng
tạo,” đã mô tả chủ nghĩa tư bản như một quá trình không ngừng phá hủy
cấu trúc cũ và xây dựng cấu trúc mới. Điều này có thể có lợi cho thế giới,
nhưng lại bất lợi cho những hãng và ngành kinh doanh hình thành nên “cấu
trúc cũ.” Các cá nhân đứng trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
sẽ sử dụng mọi công cụ họ có, bao gồm cả các hoạt động chính trị, để tránh
điều đó. Nhưng, tại sao họ lại không làm thế? Quy trình pháp lý giúp những
người biết cách tự giúp mình. Các nhóm bị bao vây trong sự cạnh tranh
khốc liệt có thể tìm kiếm bảo hộ thương mại, cứu trợ tài chính của chính
phủ, ưu đãi thuế, những quy định giới hạn về cạnh tranh công nghệ, hoặc
một số đãi ngộ đặc biệt khác. Với việc ngừng sản xuất và những dấu hiệu
phá sản khác, lời thỉnh cầu các chính trị gia giúp đỡ nghe có vẻ đầy sức
thuyết phục.
Vậy vấn đề ở đây là gì? Vấn đề là chúng ta không đạt được những lợi ích
của cơ cấu kinh tế mới nếu các chính trị gia quyết định bảo vệ cơ cấu cũ.
Roger Ferguson, Jr., Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, giải thích:
“Những nhà lập sách đánh giá không đúng mối quan hệ giữa biến động liên
tục của môi trường cạnh tranh và sự tạo ra của cải cuối cùng sẽ tập trung nỗ
lực giải cứu những phương pháp và kỹ năng đang suy tàn. Khi làm như
vậy, họ tạo ra những chính sách bảo vệ các công nghệ yếu kém và lỗi thời,
và cuối cùng, làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế.”
Chính trị học và chủ nghĩa nhân văn đều cho thấy chúng ta nên giang tay
giúp đỡ những người bị tổn hại trong cạnh tranh. Tiến trình sinh sôi nảy nở
làm cho chiếc bánh lớn hơn. Và nếu chiếc bánh lớn hơn, thì ít nhất, những
kẻ chiến bại cũng nên có một phần trong chiếc bánh đó thông qua những