Trên lý thuyết, chúng ta nên nhận ra rằng lối tư duy tổng bằng không
thường sai khi áp dụng vào kinh tế học. Trong trường hợp này cũng vậy.
Đại diện của những quốc gia đang phát triển là những người phàn nàn gay
gắt nhất về tình trạng không nhất trí trong những cuộc đàm phán của WTO
ở Seattle. Một số người tin rằng chính quyền Clinton đã bí mật tổ chức
những cuộc phản đối để chia rẽ những cuộc đàm phán này và bảo vệ lợi ích
của Mỹ, như lao động có tổ chức. Thực tế, sau thất bại của những cuộc đàm
phán ở Seattle, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan đã chỉ trích những
nước công nghiệp trong việc dựng lên những rào cản thương mại nhằm loại
những quốc gia đang phát triển ra khỏi những lợi ích của thương mại toàn
cầu và kêu gọi một “Thỏa thuận toàn cầu mới”.
Thương mại giúp các nước nghèo có khả năng tiếp cận với thị trường của
các nước phát triển. Đó là nơi mà phần lớn người tiêu dùng trên thế giới
sinh sống (hay ít nhất là những người có đủ tiền tiêu xài). Hãy xem xét ảnh
hưởng của Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội cho châu Phi, một đạo luật
được thông qua vào năm 2000 cho phép những nước nghèo nhất châu Phi
xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ với mức thuế thấp hoặc được miễn thuế.
Trong vòng một năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Madagascar
sang Mỹ đã tăng lên 120%, và của Nam Phi tăng 47%. Như một nhà bình
luận đã nhận xét, “những việc làm thật sự cho những người dân thật sự”.
Thương mại mở đường cho những nước nghèo tiến tới một tương lai
giàu có hơn. Những ngành xuất khẩu thường trả lương cao hơn so với
những việc làm thuộc các khu vực khác trong nền kinh tế. Nhưng đó mới
chỉ là bắt đầu. Những việc làm trong những ngành xuất khẩu mới đã tạo ra
sự cạnh tranh gay gắt hơn trong những công nhân, chính điều đó cũng làm
tăng lương ở khắp các ngành nghề. Thậm chí cả thu nhập của khu vực nông
thôn cũng tăng lên. Khi những người công nhân rời bỏ khu vực nông thôn
để tìm kiếm cơ hội mới, số nhân khẩu phải nuôi sống bằng nông phẩm
trồng trên đất đai mà họ bỏ lại giảm đáng kể. Những điều quan trọng khác
cũng diễn ra. Các công ty nước ngoài đưa vào tư bản, công nghệ, và những