kỹ năng mới. Điều đó không chỉ là cho những công nhân sản xuất hàng
xuất khẩu nâng cao năng suất lao động, mà nó còn lan rộng ra cả các khu
vực khác của nền kinh tế. Các công nhân “học tập bằng lao động” và sau
đó, tích lũy kiến thức cho bản thân mình.
Trong cuốn sách The Elusive Quest for Growth , William Easterly đã kể
câu chuyện về sự xuất hiện của ngành may mặc Bangladesh, một ngành
được sáng lập gần như rất tình cờ. Tập đoàn Deawoo của Hàn Quốc là nhà
sản xuất hàng dệt may lớn vào thập niên 1970. Mỹ và châu Âu đã áp dụng
hạn ngạch nhập khẩu lên sản phẩm dệt may của Hàn Quốc, vì vậy, để tránh
rào cản thương mại, Deawoo phải chuyển một số cơ sở sản xuất đến
Bangladesh. Năm 1979, Deawoo đã ký một hợp đồng hợp tác sản xuất áo
sơ mi với công ty may Desh của Bangladesh. Quan trọng nhất là, Deawoo
đã đưa 130 công nhân của Desh đến Hàn Quốc để đào tạo. Nói cách khác,
Deawoo đã đầu tư vào vốn nhân lực của các công nhân Bangladesh. Không
giống như máy móc hay tư bản tài chính, vốn con người không bao giờ mất
đi. Khi những người công nhân Bangladesh biết cách sản xuất áo sơ mi, họ
sẽ không bao giờ quên điều đó.