ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 280

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO),

trên thế giới, có trên 800 triệu người không có đủ lương thực để ăn. Những
người này tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển, trong đó, Ấn Độ
và Trung Quốc chiếm một nửa. Tại sao lại như vậy? Tại sao vào thời điểm,
chúng ta có thể chia nhỏ nguyên tử, đặt chân lên mặt trăng và giải mã bộ
gen người, vẫn có 2,8 tỷ người (khoảng một nửa dân số thế giới) phải sống
nhờ vào khoản thu nhập chưa đến 2 đô-la một ngày?

Nguyên nhân chính là các nền kinh tế. Về bản chất, của cải được tạo ra

qua quá trình sử dụng các đầu vào, bao gồm cả nguồn lực con người, để sản
xuất ra những thứ có giá trị. Nhưng những nền kinh tế nghèo có cơ cấu tổ
chức lỏng lẻo rất khó làm được việc đó. Trong cuốn sách thú vị The Elusive
Quest for Growth
, William Easterly đã mô tả một cảnh tượng trên đường
phố ở Lahore, Pakistan:

Mọi người tụ tập ở các khu chợ cũ của thành phố. Đường phố ở đây chật

hẹp đến mức dường như mọi thứ đều bị nuốt chửng trong những đám đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.