Cơn ác mộng của các nhà lãnh đạo toàn cầu là gì: Sự nóng lên toàn cầu?
Ma túy? Khủng bố? Thương mại? Hay khủng hoảng tài chính? Không một
rắc rối nào có thể được giải quyết nếu thiếu đi bàn tay của chính phủ và
thực tế, không chính phủ nào có thể vận hành thành công nếu thiếu sự hợp
tác liên chính phủ.
Cả hai thái cực của chính sách chính trị đều không đưa ra câu trả lời. Bên
cánh hữu có nỗi sợ thâm căn cố đế về “một chính phủ điều hành cả thế
giới”. Nhóm cánh tả lại nhìn nhận các chủ trương tư bản như những thể chế
quốc tế quan trọng nhất. Không có chính phủ nào hoàn hảo; cũng không có
thể chế nào hoàn hảo. Nhưng chúng ta vẫn rất cần và ngày càng cần chính
phủ và các thể chế của nó.
Chính sách tiền tệ của chúng ta có rõ ràng không? Trong suốt một
thập kỷ qua, Nhật Bản, một trong những nền kinh tế lớn nhất và năng động
nhất thế giới, rơi vào tình trạng trì trệ. Chỉ số Nikkei (chỉ số tương đương
với S&P 500) không còn cao như cuối những năm 1980. Điều này buộc
chúng ta phải ngừng lại để suy ngẫm. Viết về sự bừng tỉnh của cả thế giới
sau sự kiện ngày 11 tháng 9, phóng viên Paul Krugman của tờ New York
Times nhận định:
Tôi ước mình có thể tự tin tuyên bố rằng kinh nghiệm đau thương của
Nhật Bản chẳng liên quan gì đến nước Mỹ cả. Và chắc chắn rằng đất nước
của chúng ta khác với Nhật trên rất nhiều phương diện. Nhưng có một mối
tương đồng nổi bật giữa những gì xảy ra tại Nhật Bản một thập kỉ trước và
thực trạng của nền kinh tế Mỹ mới chỉ diễn ra trong vài tuần gần đây. Trên
thực tế, câu chuyện về Nhật Bản giống như một bài học đạo đức cần thiết
giúp trí tuệ chúng ta được khai sáng.
Chúng ta chưa chế ngự vòng đời kinh doanh (sự thăng trầm trong nền
kinh tế dẫn đến một giai đoạn suy thoái kinh tế theo chu kỳ), nhưng dù sao
chúng ta đã thuần hóa được nó. Khoảng 50 năm trước cuộc Đại Suy thoái,