ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 35

CÁC ĐIỂM THAM QUAN CHÍNH Ở

HỘI AN

Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản) và truyền thuyết Cù
dậy

C

hùa Cầu nằm cuối đường Trần Phú, đã mặc nhiên trở thành biểu tượng

duy nhất của Hội An được sử dụng trong tất cả các trường hợp. Tương
truyền rằng công trình kiến trúc này do các thương gia Nhật xây dựng vào
khoảng giữa thế kỷ XVI, trong thời gian làm ăn sinh sống tại Hội An. Bởi
vậy trong bản đồ Hội An do người Pháp lập trước đây, đường Trần Phú
(hiện nay) nơi có Chùa Cầu tọa lạc xưa mang tên La rue du pont Japonnais
(phố cầu Nhật Bản). Do qua nhiều lần trùng tu và gần đây nhất là 1990 nên
các yếu tố kiến trúc Nhật gần như không còn lưu giữ gì. Thay vào đó là
phong thái cầu truyền thống thường thấy ở các nước châu Á, trong đó có
Việt Nam (kiểu thượng gia, hạ kiều) hiện nay tại Thừa Thiên - Huế vẫn còn
như cầu ngói Thanh Toàn (Ai về cầu ngói Thanh Toàn/Cho em về với một
đoàn cho vui - ca dao) và phía Bắc vẫn còn nhiều cây cầu kiểu như vậy.

Trong một bức ảnh chụp của người Pháp vào khoảng năm 1800, Chùa

Cầu chỉ có hai mái, nhưng hiện nay hai đầu cầu có hai nhà xoay ngang, tạo
dáng toàn thể theo hình chữ Công; gắn với sườn cầu là một ngôi miếu nhỏ
thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ - một vị thần trong tín ngưỡng của người Hoa
chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt. Trên hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ
và chó (hai khỉ, hai chó) đẽo khắc bằng gỗ ngồi chầu. Cho đến nay hai nhóm
tượng này vẫn là một bí ẩn. Bởi lẽ con khỉ và chó ít thấy trong nhóm linh vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.