ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI - Trang 36

của tín ngưỡng dân gian các dân tộc có liên quan đến Chùa Cầu là Việt, Hoa,
Nhật. Bởi vậy, hiện nay người ta tạm bằng lòng với giả thuyết hai nhóm
tượng này nhằm kỷ niệm năm khởi công và năm hoàn thành (làm từ năm
Thân đến năm Tuất) của tiền nhân.

Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương: Thần khỉ và các

thần chó trên hai đầu Chùa Cầu nhằm để “yểm” một con thủy quái gọi là
Mamazu, vì đây là những vật linh theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật.

Chùa Cầu dài khoảng 18 mét, rộng 3 mét, bắc qua một con lạch sâu chảy

ra sông Hoài. Công năng chủ yếu là giao thông, nhưng với lối kiến trúc mái,
hạ bộ nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng sự tôn nghiêm của ngôi miếu thờ thần,
Chùa Cầu được ghi nhận là một di tích đặc biệt nằm trong tổng thể Di sản
Hội An. Gắn với Chùa Cầu, cả ba dân tộc Hoa, Việt, Nhật đều có truyền
thuyết tương đồng, liên quan đến nạn lụt lội hàng năm gây hại cho phố cổ
Hội An.

Kể rằng, lạch nước phía dưới Chùa Cầu ẩn giấu con Cù (một loại thủy

quái) người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu tận Ấn
Độ, đuôi ở Nhật Bản và phần thân thì vắt qua Hội An. Mỗi lần con Cù thức
dậy là một lần lụt lội, động đất nổi lên gây hại cho người và tài sản tại các
nơi kể trên. Vì vậy, người Nhật xây dựng Chùa Cầu như một thanh gươm
linh, trấn yểm con thủy quái, tránh họa động đất cho mẫu quốc, đồng thời
giữ yên ổn cho nơi mình sinh cơ lập nghiệp. Còn người Hoa thì lập miếu thờ
thần Bắc Đế Trấn Vũ ngay sát bên cầu cũng mang ý nghĩa trấn yểm thủy
quái.

Chùa Cầu đã qua 4 lần trùng tu: Năm 1763 dưới thời Võ Vương Nguyễn

Phúc Khoát, năm 1817 dưới thời vua Gia Long, năm 1875 dưới thời vua Tự
Đức và năm 1917 thời vua Khải Định. Từ lần trùng tu cầu thứ hai trở đi, sự
việc đó đều được ghi bằng chữ Hán trên thượng lương và các xà dọc trên
mái của cầu mà nay vẫn còn. Trên thượng lương ở đỉnh nóc cầu còn các
dòng chữ Hán có nghĩa như sau: Niên hiệu Gia Long thứ 16 năm Đinh Sửu
(1817), tháng Ất Tỵ, ngày Ất Dậu, giờ Kỷ Mão, lý trưởng làng Minh Hương
Trương Hoằng Cơ cùng cả làng đã xây dựng lại công trình. Cũng chính vào
tháng 8 năm Đinh Sửu này (1817), làng Minh Hương đã dựng Bi ký trùng tu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.