HỘI AN - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
PHÁT TRIỂN
T
rong sách Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim có viết: “Năm Mậu Ngọ
(1558) đời vua Anh Tông (triều Lê), Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận
Hóa. Bấy giờ những người cùng họ ở huyện Tống Sơn cùng những quân
lính ở đất Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, nhiều người mang theo vợ con đi theo”.
Từ đó phát triển vùng đất Đàng Trong từ phía Nam dãy Hoành Sơn - (Hoành
Sơn nhất đái/ vạn đại dung thân) vào đến vùng Tuy Viễn (Bình Định hiện
nay). Có thể nói đây là mốc son, mở ra một thời kỳ mới của dân tộc Việt -
giữ và tiếp tục mở đất về phương Nam.
Vì không muốn “Hoa di ngoại tộc có điều kiện dòm xét hư thực” nên tuy
việc giao thương với nước ngoài lúc này được Nguyễn Hoàng rất coi trọng,
song Chúa vẫn lập cảng buôn ở nơi xa thủ phủ. Hội An là điểm thuận lợi
nhất được chọn bởi nhiều lý do: Trước hết đây vốn là Đại Chiêm Hải khẩu
của Vương quốc Chămpa trước đó; cửa biển khá sâu nên thuyền bè ra vào
dễ dàng suốt năm và quan trọng là Hội An dựa lưng vào một vùng đất trù
phú sản vật, hàng hóa dồi dào, đủ sức cung ứng cho nhu cầu trao đổi, mua
bán. Người ngoại quốc thường gọi Xứ Đàng Trong là Quảng Nam Quốc
(Quy Nam). Thứ nữa, đường từ Hội An tới chánh dinh của Chúa Nguyễn đặt
ở Phú Xuân phải vượt qua dãy Hải Vân vốn rất cheo leo, hiểm trở, được
mệnh danh là Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Với cửa ải thiên nhiên này, chỉ
cần một lực lượng đồn binh nhỏ là đã có thể ngăn cản bước tiến của cả một
đạo binh lớn. Nếu đi bằng đường biển thì phải qua Hang Dơi luôn có sóng
gió bất thường. Ca dao có câu:
Đi bộ thì khiếp Hải Vân