ĐOÁN ÁN KỲ QUAN - Trang 177

nhiều tác giả

Đoán Án Kỳ Quan

Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)

Chương 8

Giết Oan Bốn Mạng Người

Phàm đã làm quan, thì khi gặp kiện tụng cần phải nghi ngờ, nghi ngờ ngay
cả những chỗ không đáng nghi. Tuy đã kết án, nhưng cũng phải từ bản án
dò tìm ra đường sống để cứu người. Chỗ nào còn nghi ngờ thì không nên
bỏ qua. Nếu sự việc không có đối chứng, tình và lý chưa khớp nhau thì nhất
thiết không thể thêm bớt bừa để hãm người vào chỗ chết. Phạm nhân với ta
vốn chẳng có hiềm khích, thì cớ gì ta lại đưa họ vào chỗ chết. Tóm lại, con
người là da thịt do cha mẹ sinh ra, chứ không phải đúc bằng đồng bằng sắt.
Ngay trong hành động và lời nói của họ có chỗ sơ hở, nếu cứ cố chấp, hoặc
bất chợt nổi giận mà cùm kẹp đánh đập, hòng tìm ra thủ phạm, thì e rằng,
giả sẽ thành thật, không sẽ thành có. Thế mới biết, làm quan thông minh, cố
chấp, thật là tai hại. Song trong những ông quan ấy, người ngu có ít, người
thông minh lại có nhiều; quan tham lam ít, quan thanh liêm thì nhiều. Cũng
chính vì tự cho mình là thanh liêm, nên khi làm việc, quan không thanh
liêm không thấy hổ thẹn, xử phạt không khoan dung, sai lầm không chịu
nhận, bởi thế họ coi tính mệnh như trò đùa. Ta cho rằng, tính mạng con
người liên quan đến trời, nên nhất định sẽ bị trời trừng phạt. Chuyện quan
huyện Khổng là một bài học cho chúng ta.

Đạo làm thầy rất cao cả, nhưng thầy phải có học vấn thực sự, phải cần mẫn
nghiêm khắc dạy dỗ học trò, không để học trò mắc sai lầm. Ngày nay ta
thường thấy có người Tứ thư cũng chưa hiểu hết, thế mà lại làm thầy. Hơn
nữa, họ còn bị cuốn hút vào cờ bạc, rượu chè, kiện tụng, làm hại cả đời
người học trò. Bởi thế con cháu thầy không những không phát đạt, thậm chí
tuyệt tự thật đáng sợ thay!

Giết người bằng bút chính là tự giết mình. Ngô Dưỡng Thuần thường hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.