nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 3
Vì Nghĩa Làm Ơn Không Mong Trả
Lâm Nguy Được Cứu Đáng Đền Ơn
Đấng mày râu, nhân vật anh hùng xưa nay hiếm có. Gặp nguy nan, lòng
những thương gái nhỏ. Không hổ thẹn thanh danh hào hiệp nơi gác tía lầu
son. Nổi giận mắt trừng gian tà khiếp vía, quỷ quái yêu ma tức thời bị diệt.
Hả hê cười nói ra về, lòng can đảm sáng trong như tuyết.
Thư hẹn tòng quân, gươm sắc đeo lưng diệt trừ ác nghiệp. Mật kế không
thành, nhà ngục che mờ nhật nguyệt. Cứu vớt gái quê lầu son môi tỏ, đấng
mày râu, son phấn. Công lao ghi sử sách, đến nay thiên hạ vẫn lưu truyền.
Hữu Điệu ký "Niệm nô kiều”
Người xưa nói: "Làm ơn không mong đền đáp". Có lẽ người mong báo đền
thì lúc nào cũng tính toán, người ấy đền đáp ta cái gì, rồi sau mới làm ơn.
Người chịu ơn cũng sẽ tính ngược lại, người ấy đã làm ơn mình cái gì để
mà báo đền. Bởi thế mà tình cảm không sâu sắc. Cái đó gọi là quan huyện
buôn bán, sau này tất dẫn đến hiềm khích. Muốn được ơn trước rồi sẽ lo trả
ơn sau, thì làm sao mà có được? Chỉ có vợ chồng mới khẳng khái cứu vớt
nhau lúc khó khăn hoạn nạn, coi đó là bổn phận của mình, không khoe
khoang kể lể công lao, tuy không mong báo đền, song người ta lúc nào
cũng canh cánh bên lòng, tìm cách báo đền. Cứu người thì người khác cứu
mình. Vậy cứu người cũng chính là tự cứu mình.
Thời Vạn Lịch, có một vị công tử hào kiệt, tên là Tăng Anh, tự Chí Viễn,
quê Tứ Xuyên. Cha làm phó sứ Hà Nam, sau khi nghỉ việc, thấy Lạc
Dương là nơi trung tâm trong thiên hạ, bèn chuyển gia đình tới sống ở đấy.
Mới mười ba tuổi, cha mẹ qua đời, ba năm mãn tang, năm mười bảy tuổi
thì đỗ tú tài. Tuy công tử theo nho học, song không bị sách vở ràng buộc,
nhà giàu có lại có tấm lòng khẳng khái, ai có việc cần cứu giúp anh đều sẵn
lòng. Anh lại có sức khỏe kì lạ, hai tay có thể nâng bổng được ngàn cân,