nhiều tác giả
Đoán Án Kỳ Quan
Phạm Tú Châu - Nguyễn Văn Thiệu (Dịch và biên soạn)
Chương 10
Chiếc Đầu Gà Mười Năm
Bối Hữu Tài ngươi huyện Vạn, nhà nghèo phải đi làm thuê cuốc mướn, tuy
ngay thẳng nhưng số phận rủi ro, tí góp được một số tiền, rồi ốm đau bệnh
tật. Làm thuê cho nhà giàu hơn mười năm, bốn mươi tuổi mà vẫn chưa
thành gia thất. Chủ nhà thương anh nghèo khổ, cho anh ít ruộng trồng cấy
coi nương rẫy, không lấy tô. Ông lấy Âm thị, sinh được một con trai đặt tên
là Thành Kim. Khi Thành Kim lên năm tuổi thì ông chết, Âm thị ở vậy thờ
chồng nuôi con. Cuộc sống vô cùng khổ sở, vì làm quá sức, ốm liệt giường,
không tiền chạy chữa thuốc thang, nửa năm sau vợ ông cũng qua đời.
Thành Kim mới mười bốn tuổi, xin chủ chiếc quan tài và nơi chôn cất, lại
nhờ người quyên góp tiền gạo, lo ma chay cho mẹ xong thì đi ở chăn trâu.
Thành Kim là người gian giảo, xảo quyệt, ngành ngạnh, phải đổi chủ tới hai
ba lần. Hơn hai mươi tuổi mới dành dụm được hơn mười quan tiền, rồi thuê
được hai gian nhà tranh, nhờ người mối lái lấy được người vợ. Lúc đó Trác
Đại có một người con gái, tên là Vũ Hoa, vì quá kén chồng, nên mười sáu
mươi bảy tuổi vẫn chưa có một người nào nhòm ngó. Nay thấy Thành Kim
ngỏ ý, cô bằng lòng ngay. Vũ Hoa là người hiền thục, về nhà chồng chịu
thương chịu khó, thấy nhà chồng nghèo, gắng công nuôi lợn, dệt vải, may
vá lo kiếm thêm tiền giúp đỡ chồng. Từ khi lấy vợ, chi tiêu trong gia đình
càng tốn kém, buôn bán lời lãi hằng năm, rau cháo không đủ nuôi nhau.
Một hôm Thành Kim than thở với vợ
- Nghĩ rằng kiếp ta sinh ra phải chịu khổ sở không biết đến bao giờ mới
được mở mày mở mặt!
- Người ta thường nói: "Cự phú là do mệnh", - Vũ Hoa nói, - người khá giả
là do cần cù. Chỉ cần vợ chồng ta cùng chịu khó chịu khổ kiếm tiền, tuy