không dám nói là mua vườn tậu ruộng, nhưng cũng đủ ăn đủ mặc.
- Tôi nghĩ rằng, - Thành Kim nói, - người ta sống trên đời phải làm nên cơ
nghiệp, tuy không dám mong lầu son gác tía, kẻ hầu ngươi hạ, nhưng cũng
phải có ruộng vườn, có nhà cao cửa rộng, thì mới gọi là đáng mặt trên cõi
đời này.
- Không sợ nghèo, - Vũ Hoa nói, - mà chỉ sợ không có chí, nếu anh có chí
thì trời cũng có mắt, khổ tận ắt phải cam lại.
- Xem ra việc buôn bán ở đây, - Thành Kim nói, - chẳng ăn thua gì, phải đi
buôn xa, may ra mới phất lên được.
- Buôn bán là việc lớn, - Vũ Hoa nói, - bởi thế thiếp không dám gàn. Song
bỏ mặc vợ ở nhà một mình sao được.
- Ta biết nàng vốncần kiệm, hiền thục, có thể tự xoay xở đi kiếm sống. Nay
phải chịu khó chịu khổ, thì sau này mới nhàn nhã được.
Một hôm, Thành Kim nghe thấy vùng Hồ Quảng bị hạn hán, thóc đắt vải
rẻ, Giang Nam được mùa, gạo rẻ vải đắt. Anh rất mừng, muốn tới Hồ
Quảng buôn gạo, vải. Bèn mua rượu thịt mang về, bảo vợ làm bữa, vừa ăn
uống vừa chuyện trò:
- Nàng hãy ngồi xuống đây tôi bàn chút việc. Chỉ vì tôi vận rủi, sinh ra đã
chịu biết bao khổ sở. Cha mẹ qua đời không có cái chôn, phải vay mượn
xin xỏ khắp nơi để có tiền lo ma chay cho cha mẹ. Vất vả lắm mới kiếm đủ
tiền trả nợ, còn dư đôi chút buôn vải. Buôn bán cò con mười năm trời mới
tích góp được sáu mươi ba đồng. Từ ngày cưới nàng về, lo ăn lo mặc cũng
thật gian truân. Bữa bữa cũng chỉ được lưng vực bát, rau cháo mà thôi.
Quanh năm quần áo cũng chỉ nhất mảnh, vá chằng vá đụp. Ta nghĩ rằng,
nghèo phải vươn lên, rồi sẽ có ngày sung sướng. Hơn nữa xem ra buôn
chuyến với buôn ngồi hoàn toàn khác nhau, chỉ có đi xa mới có thể kiếm
tiền nhanh chóng được.
- Anh ạ! - Vũ thị nói. - Việc buôn bán thì nơi gần cũng có thể kiếm được
tiền, tội gì phải trèo đèo vượt suối đi xa.
- Buôn gần lãi chả được là bao, - Thành Kim nói, - vặt mũi đủ đút miệng.
Tôi mua thuốc tới Hồ Quảng bán, rồi mua vải tới Giang Nam. Thuyền về
chở gạo rất thuận tiện, xem ra lãi gấp hai, ba lần. Ngày về khó mà định