xuống biển. Thành trắng tay, muốn về nhưng không có tiền ăn đường, đành
phải bán sức nuôi miệng. Mấy năm phiêu dạt đến Trường Sa, gặp một
người bán tạp hóa, nhờ anh gánh hàng, Thành Kim theo anh về nhà.
Người bán tạp hóa này tên là Mễ Vinh Hưng, sống tại vùng nông thôn Quế
Dương. Cha là Như Châu, lúc còn nhỏ bán quả trám dầm đường, về sau mở
cửa hàng tạp hóa, vất vả gian nan xây dựng gia đình, lấy vợ là Dương thị,
sinh ra Vinh Hưng. Tích góp được hơn hai ngàn lạng bạc. ông ta nghĩ:
Buôn bán tiền tài tựa phù vân
Vận tụng cơn đen hết chẳng còn
Muốn cho con cháu đời đời hưởng
Cần tậu vườn mua ruộng cấy cày.
Thế rồi ông mua ba mươi mẫu ruộng, bỏ nghề buôn, về làng cày cấy. Sau
đó lại sinh thêm một đứa con tên là Nhị Oa. Khi Nhị Oa lên tám tuổi thì đột
nhiên Như Châu ốm nặng, thuốc thang không khỏi, cầu cúng cũng chẳng
thiêng. Biết mình bệnh tật không qua được, ông gọi Vinh Hưng lại dặn dò:
- Cha đầu váng mắt hoa, bệnh ngày càng nặng, không thể sống được nữa.
Gia tài này là do cha vất vả nhọc nhằn mới có được cha phải phân chia rành
mạch cho hai anh em, ghi vào khế ước chờ Nhị Oa trưởng thành sẽ bắt
thăm. Cha chết rồi, các con phải lập chí cố gắng xây dựng gia đình, đừng
để cho tài sản mà cha đã giành được bằng máu và nước mắt mất đi, khiến
cho cha ôm hận nơi chín suối. Em con còn nhỏ, con phải hết lòng quan tâm
đến nó, đừng hắt hủi nó, khiến cha phải đau lòng.
Nói xong ông trút hơi thở cuối cùng. Vinh Hưng chôn cất cha chu đáo.
Dương thị vì quá thương chồng, không lâu sau cũng qua đời.
Theo lời cha dặn, Vinh Hưng cho em đi học. Ba năm xong tang, Vinh Hưng
lấy Khố thị. Cô ta là con gái nhà khá giả, xinh đẹp nhưng hay đố kị, lười
nhác chẳng chịu làm gì, suốt ngày chỉ phấn với son. Ăn thì của ngon vật lạ,
mặc thì quần là áo lượt. Vinh Hưng mê mệt vì thị, hoàn toàn nghe theo cô
ta sai bảo. Khố thị thấy Nhị Oa như chiếc gai trong mắt, luôn luôn xui bẩy
chồng.
- Nhà mình vốn chẳng giàu có gì, mà Nhị Oa cứ ngồi không ăn sẵn, học
hành lại phải tốn kém, thôi thì gọi nó về chăn trâu cắt cỏ không phải thuê