nữa bỏ mạng, đó là ba gia nhân, người bán hàng họ Vương và người thợ cất
rượu. Việc này không chờ bọn tra khảo đi báo, mà đã có bọn lính tới đó
giám sát đi báo. Ngô Ái Đào biết được Vương Đại Lang chửi bới mình,
nghiến răng căm giận. Ngày thứ ba tới công đường, Ngô Ái Đào gọi bọn tra
khảo lại dặn:
- Các ngươi nên biết rằng Vương Đại Lang hôm nay sẽ không còn trên cõi
đời này nữa. Các ngươi phải hết sức vì ta.
Bọn tra khảo thưa rằng chúng đã hiểu. Sau đó chúng nói với Vương Đại
Lang:
- Đại Lang, anh hãy nhớ cho kỹ, sang năm vào giờ này, ngày này, tháng này
là ngày giỗ của anh, đó là lệnh quan, anh đừng oán chúng tôi.
- Được - Vương Đại Lang đáp, - ta sẽ tự tìm Ngô Ái Đào, chứ oán gì các
ông. Ta đang muốn chết đây, xin các ông hãy nhanh lên một chút. - Lại kêu
lên một tiếng thật to. - Em ơi, anh đi đây, em phải tiếp tục chống cự đến
cùng.
Dương thị nghe thấy gào lên:
- Anh ơi, đây là oan nghiệp của kiếp trước, em cũng phải lập tức đi theo
anh.
Vương Đại Lang lại gào lên:
- Chiêu Nhi con ơi! Cha không bao giờ được gặp con nữa, không, biết con
có được sống không, chỉ sợ cha gặp con dưới suối vàng thì thật là bất hạnh.
Nghĩ tới đây, Vương Đại Lang tự nhiên ứa mấy giọt nước mắt. Bọn tra
khảo nói:
- Đại Lang ơi, anh nên biết rằng, con trai cả anh đêm qua đã đi trước chờ
anh, năm người giúp việc của anh đêm qua cũng đi rồi. Anh cứ yên tâm,
cùng họ làm bạn đồng hành.
Vương Đại Lang nghe thấy con trai mình và mọi người đều đã chết tự
nhiên dòng máu trong mắt trào ra, cổ tắc nghẹn, có nói lấy nửa lời cũng
không được. Bọn chúng vội vã lấy thùng tròng vào cổ rồi thít chặt, chỉ
trong nháy mắt Vương Đại Lang qua đời. Thương thay chỉ trong ba ngày,
bảy người vô tội đã chết không được như chó lợn.
Từng nghe đạo chính ác như hổ,