khó tìm, ta sẽ đích thân tới lục soát, nhất định sẽ ra.
Sau đó Ngô Ái Đào tới ngay nhà Vương Đại Lang.
Lúc ấy hai người đàn bà và một đứa ở đang coi nhà, nghe tin chồng chết
đang sụt sùi khóc. Bỗng nghe quan phủ tới tìm tang vật, sợ quá trốn ra lối
cửa sau. Ngô Ái Đào dẫn bọn lính tới gọi chức trách địa phương cùng tới
nhà Vương Đại Lang, lại lục soát hết trước sau, rồi vào một gian nhà, thấy
trong đó để bảy chiếc quan tài, bèn bảo bọn lính mở ra. Bọn lính nói:
- Những chiếc quan tài này đã có từ lâu, lần trước cũng đã khám, không cần
phải mở ra xem nữa.
- Các ngươi làm sao mà biết được, - Ngô Ái Đào nói, - xưa nay bọn trộm
cướp thường giấu của cải vào quan tài để tránh nghi ngờ. Nhà nó vốn là
một tên trùm oa trữ của ăn trộm, những của cải cướp được xưa nay đều
giấu ởđó. Không thế thì tại sao trong nhà lại để nhiều quan tài đến vậy?
- Những quan tài này, - chức trách địa phương nói, - là thi hài các ông chú
ông bác thuộc hai đời trước, và vợ cả của Vương Đại Lang, tất cả là bảy
người. Vì hắn tính vốn keo kiệt, không dám bỏ tiền ra làm ma, nên đã để
trong nhà từ lâu lắm rồi. Ai ai cũng biết, nhất định trong đó không có tang
vật.
Ngô Ái Đào không tin, cứ dứt khoát đòi mở ra xem, chức trách địa phương
và láng giềng hàng xóm cứ nằng nặc kêu xin, Ngô Ái Đào mới thôi. Lục
soát chán chê mà chẳng thấy tang vật đâu Ngô Ái Đào đứng giữa nhà quát:
- Tên ăn trộm này giỏi cất giấu thì ta cũng giỏi xử lý.
Nói xong Ngô Ái Đào bảo bọn lính kiểm kê lại toàn bộ hòm xiểng đã niêm
phong đem về nhập kho. Gọi các cửa hàng tới chia nhau mang hết rượu
chè, thóc lúa, lợn gà đi bán. Hạn trong ba ngày phải mang tiền đến nộp kho,
ghi vào sổ sách, chờ khi nào truy hỏi Dương thị tìm ra tang vật mới trả lại.
Ngô Ái Đào lại nói:
- Ngôi nhà này ở sát nách nha môn, từng tụ tập bọn trộm cắp sau này rất
đáng lo ngại.
Thế rồi bảo ngay chức trách địa phương lập tức mang vứt quan tài ra bãi
đất hoang nhà ấy biến thành nơi kinh doanh và chỗ ở cho lính bảo vệ nha
môn. Xử lý xong vẫn đưa Dương thị ra truy bức. Hỏi Dương thị giấu con