thị vui như thế. Vương Tùng Cổ gật đầu cảm phục vì nàng không quên
người chồng cũ.
Hơn một năm nữa lại qua đi, một hôm đang làm việc thì có một thầy tướng
vào báo:
- Giáo thụ mới tới học phủ, vào bái kiến.
Vương Tùng Cổ thấy ông là người Biện Châu, trạc hai mươi tám tuổi. Xuất
thân từ cống sinh, lúc đầu làm huấn đạo Hồ Châu, rồi được thăng chức giáo
thụ. Ông họ Vương, tên Tùng Sự. Thấy tên ông không khác tên mình là
mấy bèn nghĩ tới câu thơ của Kiều thị: "Cớ sao không phải anh em ruột mà
họ và tên lại rất gần". Vương Tùng Cổ cứ trầm ngâm suy nghĩ, vậy thì
chồng nàng là người này chăng? Ta hãy bình tĩnh xem xem có đúng không.
Thế rồi ông ra nhà khách tiếp giáo thụ. Sau cuộc gặp này hai người thường
đi lại với nhau, khi thì bàn việc công, khi thì hỏi han tới việc riêng. Dần dà
họ trở nên thân thiết. Một là giữa chủ và khách không còn e ngại, hai là
những người trí thức gặp nhau, chuyện trò rất tương đắc, cùng nhau nhâm
nhi đôi chén rượu là chuyện bình thường. Thoáng cái đã hai năm trôi qua.
Phía nam thành Cù Châu có núi Lạn Kha, nghe nói đó là động tiên thứ tám
ở Thanh Hà. Vương Chất, một lão tiều phu thời Tấn, vào núi chặt củi, thấy
hai cậu bé đang đánh cờ, Vương Chất đặt rìu xuống xem. Ván cờ chưa
xong thì cán rìu của Vương Chất đã mục, cho nên gọi núi ấy là Lạn Kha
sơn (núi cán rìu mục). Vì có dấu vết tiên, nên mọi người đều muốn đến nơi
này du ngoạn. Vào một buổi sáng mùa xuân, Vương Tùng Sự chuẩn bị sẵn
rượu và thức nhắm, sai người mang thư tới huyện mời Vương Tri huyện tới
núi Lạn Kha ngắm hoa mai. Vương Tùng Cổ lập tức nghỉ việc lên kiệu đi
ngay. Vương Tùng Sự cònmời ngài Diệp huấn đạo cùng tới tiếp khách.
Diệp tiên sinh có tên kép là Lâm Xuân, người huyện Lạc Thanh. Ba vị đều
ăn mặc thường phục, đi giày trắng tất trắng tay cầm tay thanh thản trèo lên
núi, trải chiếu xuống đất ngồi uống rượu ngắm hoa. Hôm ấy trời quang
đãng ấm áp, gió nhè nhẹ thổi. Mỗi cơn gió thoảng qua những cánh hoa lại
rơi lả tả đậu trên vai áo hoặc bay vào chén rượu. Vương Tri huyện nói: