anh lên mặt dạy bảo em, còn em thì ghét anh, tỏ ra ta đây người lớn. Đôi
khi tỏ ra ta là chủ thì anh cho rằng em khinh thường mình, điều ấy cũng
chẳng ngại gì. Song đến khi lập gia đình thì lòng dạ họ thay đổi hẳn. Trong
ba nàng dâu thì ai cũng tỏ ra kiêu căng về gia thế của mình, có người thì tự
hào về nhân phẩm, có người thì lên mặt vì tiền của, có người thì tự mãn về
tài năng, thêm vào đó mẹ chồng lại kẻ trọng ngươi khinh và bọn nô tì
thường hay xúc xiểm, làm lộn bậy cả lên.
(1) Hiếu liêm: cử nhân.
Suối kia vốn cùng nguồn,
Sau chia thành nhiều nhánh.
Theo thế đất vòng vèo,
Không bao giờ hợp lại.
Trong ba anh em, thì Bá Tấn lấy vợ ngay từ khi cha chưa làm hiếu liêm, vợ
là con một nhà nho nghèo, đó là một người rất tiết kiệm, biết yêu quý tiền
bạc. Bá Tấn cùng cha đồng cam cộng khổ, và cũng không thoát khỏi cảnh
vất vả trong nhà. Rất may cha thi đỗ, mới kiếm được chút chức sắc, song
cũng chỉ được cái tiếng mà thôi chứ không chịu học hành, không chịu giao
thiệp với ai, anh ta chỉ là thần giữ của. Trọng Duy vốn có chút tài vặt, được
cha cưới vợ cho khi vừa mới đỗ đạt. Vợ Trọng Duy là con một nhà giàu, có
nhiều của hồi môn, bởi thế Trọng Duy kết thân với những danh sĩ. Thúc
Miện lại được cha cưới vợ sau khi ông đã làm quan. Cho nên bố vợ là một
danh gia vọng tộc, Thúc Miện nhờ vào thế lực cha nên học hành thành đạt.
Theo Bá Tấn nói, trong ba người thì hai em không biết nỗi gian nan vất vả,
không biết được cái gian truân của công việc trong nhà. Trọng Duy thì chê
cười anh cả là một gã keo kiệt, em út là đứa khinh bạc. Thúc Miện khinh bỉ
anh cả là kẻ bẩn thỉu, bụng dạ xấu xa, anh hai là kẻ tham danh, bất tài. Ba
anh em họ dần dần trở thành: