nhận được văn bản Nhất Tường vội vã lên gặp ngay ngài sát viện. Lúc ấy
thư lại mới biết ông không cần tiền thật, thế là ai ai cũng tấm tắc khen ngợi.
Đến sát viện, anh chờ mở cửa truyền lệnh cho vào. Lần này khác hẳn với
lần trước, Nhất Tường vừa bước vào ngài sát viện lệnh đóng cửa. Nhất
Tường trình văn bản lên, bẩm:
- Thưa ngài, hằng ngày tri sự tìm hiểu thực tình. Trong số trọng phạm, có
bảy người quả thực oan uổng, được ngài cho phép con dám mạnh dạn tâu
trình, mong ngài gia ân trời biển.
Ngài sát viện xem tờ trình, nói:
- Anh đã được gì chưa?
- Thưa ngài họ đã hẹn rằng đến ngày được thả ra sẽ tạ ơn tất cả là bảy ngàn
lạng bạc.
- Nếu được như thế, - ngài sát viện nói, - cũng đủ đền ơn anh rồi. Anh hãy
mang số bạc ấy về nhà sống thoải mái đến lúc già, rong chơi ở chốn suối
rừng, hà tất cứ phải uốn gói khom lưng vì năm đấu gạo.
Nhất Tường nhận lệnh rồi đi ra.
Ngài sát viện phê chuẩn tha ngay bảy người ra khỏi nhà tù. Gia quyến của
bảy nhà ấy dắt díu, thắp hương đội lễ, nước mắt tuôn rơi lã chã quỳ xuống
đi bằng đầu gối tới nha môn lạy tạ. Tuy Diêu Nhất Tường nói là mình được
bảy ngàn lạng bạc, nhưng thực ra không được xu nào. Nếu như vào tay
người khác vì minh oan mà được bằng ấy tiền cũng không phải là quá
đáng. Có nghĩ là người giàu thì lấy tiền còn người nghèo thì nói dùm, như
thế cũng là bậc thánh nhân quân tử rồi. Người cao thượng nhất, nếu không
được tiền thì cũng nói rõ với cấp trên, để cấp trên thấy được nguyện vọng
minh oan chân thực của mình. Như thế thì cũng chẳng ai có thể đạt được.
Song đằng này Diêu Nhất Tường không được một xu nào mà nói là được
bảy ngàn lạng bạc. Ai có thể rửa oan cho người lại chịu mang tiếng mà
không có quyền lợi thực, không lợi dụng để lấy tiền của của người khác.
Không cần người khác khen mình để mưu cầu cấp trên khen thưởng. Há
chẳng phải đó là tấm lòng của bậc đại thánh nhân đại Bồ Tát sao? E rằng
những người như thế xưa nay quả là hiếm có.
Hôm sau Nhất Tường lập tức đệ đơn xin nghỉ. Ngài sát viện tưởng rằng