hộ; hai là, quan phủ thanh liêm, lại được Lạc tướng công chỉ bảo, chứ tôi có
công lao gì mà nhận thưởng!
- Cung kính không gì bằng theo lệnh. - Công Tế nói. - Các ông quen biết
nhau từ lâu rồi, đây không phải báo đức hay là nhận, mà là hai người giúp
nhau sống yên vui.
Thấy thế Chu Ân không dám chối từ, bèn thay áo ngồi vào ăn uống hết sức
vui vẻ cởi mở.
Từ đó Chu Ân vẫn theo nghề buôn bán, và trở nên giàu có Công Tế vì đã
giúp đỡ hai người, sau lại thông gia với Xương Bá, đời này đến đời khác
vẫn quan hệ thân thiết. Cho tới nay tình thân ái càng thêm khăng khít mặn
nồng.
Câu chuyện này luôn luôn khuyên người ta làm việc thiện. Nó giáo dục con
người không nên tham lam tiền của. Ngay như Tín Chi, vừa mới nẩy lòng
tham đã bị chết; Điêu Tinh vì sẵn có lòng tham, đến nỗi cửa nhà tan nát.
Không những không lấy được của người khác, mà ngay của nhà mình cũng
phải đội nón ra đi. Tiền bạc là cái tác oai tác quái, nếu các bạn khao khát nó
thì các bạn hãy dập tắt ngay những ý nghĩ ấy đi, đừng quá coi trọng. Song
không thể quá tham lam tiền tài, cũng không thể không yêu quý nó. Vì sao
vậy? Nếu như khinh tiền của mà tiêu hoang phí, đến nỗi áo không đủ mặc,
cơm không đủ ăn, cũng không phải là mĩ đức. Nếu một đồng cũng không
tiêu, hai đồng cũng không hoang phí, tuy không gây nên họa làm nên tội
song cuối cùng có tụ phải có tán, thì tội gì phải giữ tiền của mà không dám
ăn. Loại người này gọi là loại người kiết xỉ chứ không phải là người quý
tiền của. Được mười thì phải tiêu một, được trăm phải tiêu mười, ai ai cũng
cảm kích và biết ơn. Mình không phí nhiều, mà người chịu ơn cũng không
ít. Thế chẳng phải người ta thì lãng phí đến cùng cực, mà mình thì không
phải là lãng phí. Như vậy mới gọi là biết yêu quý của cải. Giả thử lúc ấy
Xương Bá tiếc ba lạng bạc, thì Chu Ân làm sao lại chịu bảo vệ ông. Chu
Ân nếu không có ba lạng bạc làm sao khôi phục lại được nghề nghiệp. Tiền