cưới đấy. Hôm nào đó tôi đến chúc mừng anh kiếm bữa rượu.
Thang Tiểu Xuân rất mừng kêu lên:
- Xin mời, xin mời ông.
Tiểu Xuân cáo từ ra về, chuẩn bị hai tấm vải, ba bốn lạng bạc tới biếu Điển
sử. Điển sử vui vẻ nhận, đây cũng là việc bình thường, nhận cũng chẳng có
gì sai. Có bài thơ như sau:
Xưa nay bắt trộm được chia của,
Nay thì bắt trộm giải được oan.
Lại thêm nối lại nhân duyên cũ.
Đến tới bạc muôn cũng chẳng vừa.
Về sau nghe nói, Phùng Thục Nương và Thang Tiểu Xuân sống với nhau
rất tâm đầu ý hợp. Sinh được mấy người con, chỉ vì nhẹ dạ tin những lời
lừa gạt của kẻ khác lại thất thân với hắn, thật là ê mặt. Tuy nói là không bội
ước; nhưng cũng không phải là thục nữ có tấm lòng trinh bạch. Hơn nữa lại
nói rằng: "Ta lấy một tú tài nghèo kiệt xác hữu lậu”. Nếu như Tiền tú tài trẻ
và giàu có thì chắc gì cô ta nhớ đến Thang Tiểu Xuân. Tiền tú tài không
chú ý giữ gìn, sơ suất nói ra chuyện thầm kín của vợ mình, gây nên nỗi ô
nhục cho chính mình. May mà còn có một chút ít chí khí, không nhận
người vợ đã bỏ trốn, không nhận sính lễ, được ông lớn cho là người chưa
nhụt mất nhuệ khí. Vả lại gặp những sự cố xảy ra trong gia đình, cũng
không đến nỗi mất hết tinh thần, đó là do có lòng tốt mà được đáp đền. Còn
như Dư Lâm là loài cầm thú đội lốt người, cho nên thật đáng ghét. Nếu
Thục Nương không thương nhớ mối tình cũ, Tiền Nham cũng không nói lộ
ra, không có kẻ hở thì Dư Lâm làm sao mà chui vào được. Ôi, phàm là
mình tự khinh mình, rồi sau đó người khác mới khinh mình. Người ấy có lẽ
là Tiền Nham chăng? Võ Tắc Thiên từng nói: "Sau này khanh có mời
khách cũng phải chọn người"(1) Các bạn thân mến, xem tới đây mới thấy
chúng ta nói năng phải thận trọng và giao du cũng phải thận trọng. Thời ấy
có một bài thơ trào lộng như sau: