- Bẩm ông lớn, - Tiền Nham nói, - điều này không thể trách Thang Tiểu
Xuân được, ngay con đây cũng không chịu nổi.
Quan huyện hỏi Phùng thị:
- Tại sao trong phút chốc ngươi nghe the mưu gian, rồi theo hắn trốn đi?
Thục Nương kìm nén nỗi xấu hổ, cố giữ không cho nước mắt chảy ra. Kể ra
tỉ mỉ khi cha còn sống đã hứa nhận Thang Tiểu Xuân là con rể như thế nào.
Ngài quan huyện nói với Tiền Nham:
- Anh Tiền, căn cứ vào lời khai của Phùng thị, thế thì chẳng phải là anh
cưỡng ép người ta lấy anh ư?
- Thưa ngài, nhà con nghèo xơ xác, tiền không mà thế lực cũng không, thì
làm sao mà cưỡng ép cô ấy được? Đó là do chú cô ấy bằng lòng gả cho con
làm vợ kế. Đã thế thì nay cô ấy cũng không còn là vợ con nữa, Phùng thị
một lòng muốn về với Thang Tiểu Xuân, nếu con giữ cô ta lại thì sau này
sẽ sinh sự. Thôi thì ngài đứng ra gả Phùng thị cho Thang Tiểu Xuân để trọn
mối tình xưa nghĩa cũ.
- Tuy anh nói như thế, - ngài quan huyện cười nói, - song ta sợ rằng lòng
anh nghĩ khác!
- Thưa ngài, con là một tú tài kiết xác, nhưng cũng có chút khí tiết, một lời
đã quyết thì sẽ không thay lòng đổi dạ. Huống hồ vợ đã thất thân, về ly
cũng khó mà tái hợp được.
- Anh nói phải, - quan huyện nói, - song người đã về nhà họ Thang, thì phải
trả lại lễ vật cho anh. Khi nào Thang Tiểu Xuân bồi hoàn xong lễ vật thì
đưa Phùng thị về làm lễ thành hôn.
- Thưa ngài, - Tiền Nham nói, - khi con cưới Phùng thị, lễ vật chẳng đáng
là bao. Nếu nay xử cho Thang Tiểu Xuân phải mang bạc đến trả thì chẳng
hóa ra con lợi dụng vợ ư? Sau này bạn bè biết được, bảo con vì nghèo túng
quá mà bán vợ đi thì chẳng đẹp mặt chút nào. Con chỉ mong ông lớn cho
Thang Tiểu Xuân dẫn ngay Phùng thị về làm lễ thành hôn, như thế con mới
giữ được thể diện và được trong sạch.
- Như thế - quan huyện nói, - thì quả là việc hiếm có trên đời, và cũng thấy
được phẩm cách của anh. Dư Lâm gian đâm lừa dối vợ nhà lành xử theo