Các bạn có biết đứa bé ấy là ai không? Đấy chính là An Lộc Sơn, con nuôi
Dương Quý Phi. Tương truyền An Lộc Sơn là Ma Diệt Vương chuyển kiếp,
cho nên đã sát hại nhiều sinh linh, bức vua phải nhượng ngôi, sắp thành
nghiệp lớn. Cuối cùng bị chết, cả họ diệt vong, mang tiếng là kẻ giặc.
Nhưng do đã làm được chút ít sự nghiệp, chiếm được một số thành trì và đã
từng một thời xưng đế. Còn Tế Bình Thành chẳng dựa dẫm vào đâu chỉ vì
mặt vuông tai to, rồi tự cho mình là đế vương do trời sinh ra. Hắn kết bè kết
đảng với bọn người vô lại, hòng chiếm giang sơn, song chưa khởi sự đã tự
trói tay, chịu bắt. Vẫn chưa bằng Tề Vạn Niên, Tống Giang... một phen
tung hoành ngang dọc, há chẳng đáng cười sao!
Thời Thành Hóa(1) ở huyện Dịch Châu, phủ Bảo Định, có một người Hầu,
ông sinh được một người con trai tên là Trụ Nhi. Trụ Nhi ra đời đúng vào
lúc nhà láng giềng dựng cột, cất nhà. Có một ông già nói:
(1) Thành Hóa: niên hiệu Hiến Tống thời Tống (1465 - 1487) (ND).
- Đúng là ngày tốt, sau này nó phải là người rường cột của quốc gia.
Thế là đặt tên nó là Trụ Nhi. Từ nhỏ Trụ Nhi ốm đau bệnh tật luôn, cha mẹ
định cho nhà chùa, song vẫn chưa muốn. Lên sáu tuổi được bố mẹ cho đi
học và đặt tên là Đắc Quyền, học rất sáng dạ. Không ngờ bố mẹ lần lượt
qua đời, nó không còn nơi nương tựa, ông Kim một người hàng xóm, theo
ý nguyện xưa kia của cha mẹ nó, bảo đưa nó tới chùa theo ý nguyện xưa
kia của cha mẹ nó, bèn đưa nó tới chùa Quảng Thọ ở Lang Sơn làm hòa
thượng, gọi là Minh Quả. Đầu cạo nhẵn thín, mặt vuông, tai to, trán rộng,
mũi cao, quả là tướng mạo khác lạ. Khi ngoài hai mươi tuổi Minh Quả
muốn tầm sư học đạo, khăn gói từ biệt sư trụ trì đi tìm danh dư có tiếng
trong thiên hạ để học tập.
Nón tre xộc xệch trăng soi bóng,
Giày đi rách nát đẫm sương đêm.
Rửa bát thì tìm khe suối vắng,
Ngồi thiền thường tựa gốc cây rừng.