túy lúy. Minh Quả hớn hở tự coi mình là Thái Tổ Cao Hoàng Đế. Giang
Triều tự nhận mình là đạo sĩ chân chính. Chu Đạo Chân cũng tự coi mình là
Lưu Bá Ôn.
Bọn điên khùng ngu dốt,
Mong phú quý giàu sang.
Cả người cùng hòa hợp,
Ai ngờ mắc vạ lây.
Hai thằng ngu đều nói: "Phú quý đừng quên", khiến Minh Quả thừa cơ mưu
sự. Sau khi từ biệt, Minh Quả cứ nghĩ thầm trong bụng: "Theo Giang Triều
nói thì ta là thiên tử, còn Chu đạo sĩ lại nói, chân mệnh thiên tử là Lý Tử
Long. Nếu ta không nhận là Lý Tử Long thì chân mệnh không phải là ta ư?
Cho dù Thái Tổ cũng phải nuôi tóc làm hoàng đế, ta cũng còn phải nuôi tóc
đã. Trước tiên hòa thượng phải đi khất thực, sau đó búi tóc, giống như một
hảo hán. Ở chùa Thiếu Lâm học một ít võ nghệ, rồi sẽ giao lưu với các hào
kiệt. Đại thể là, phần lớn người dũng mãnh, trọng nghĩa khí, nhưng ít hiểu
biết khi hứng lên họ không lường tính được việc ấy có nên làm không, có
làm được hay không, làm được thì tốt hay xấu. Hoạn nạn thường liên quan
với nhau, khó khăn nguy hiểm thường đến cùng một lúc. Chết vì người là
trung, vì cha mà chết là hiếu. Việc này là đáng làm. Làm được là tốt, làm
không được cũng chẳng sao. Nếu vì anh em bạn bè thì phải suy nghĩ: "Vì
họ song có làm hại họ không? Và liệu vì họ không được mà ngược lại hại
đến mình, làm cái việc xuống giếng cứu người thì có nên chăng? Việc đáng
làm song việc ấy phải làm được, mà làm được là tốt". Điều ấy không phải
vì khiếp sợ. Trong sách từng viết: "Kẻ thù của cha mẹ là không đội trời
chung, kẻ thù của anh em, không thể quay mũi giáo trở lại". Điều ấy là có
mức độ khác nhau.
Chính khí hẳn phải có,
Khách khí chưa chắc cần.
Khi tức giận bùng lên,