Trọng Ni biết người,
Hiểu được Công Dã.
Tuy đang bị trói,
Chẳng phải phạm nhân.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chỉ thoáng một cái Lai Sinh ngồi tù đã ba
năm. Quan tri huyện họ Hồ mãn hạn chuyển đi nơi khác, quan tri huyện
mới chưa tới nhận chức. Khi ấy Phương Lạp đang nổi loạn ở Giang Nam,
triều đình lệnh cho Trương Thúc Dạ làm Đại chiêu thảo, dẫn quân của
Lương Sơn Bạc vừa đầu hàng, tiến đánh Phương Lạp. Phương Lạp bỏ
Giang Nam, mang tàn quân chạy đến Triết Giang, đi qua huyện Đồng
Hương. Vì tri huyện chưa có, lợi dụng lúc thiếu người cai trị, quan lại và
những người coi tù đều bỏ chạy, cửa nhà tù mở toang. Những tội phạm lợi
dụng sự hỗn loạn, thừa cơ chạy trốn, nhà tù trống rỗng. Mọi người bỏ trốn,
nhưng Lai Sinh vẫn ngồi lì trong ngục không chạy. Sợ quan quân truy kích,
binh mã của Phương Lạp không dám dừng, ngay đêm ấy chạy tới Hàng
Châu. Trương Thúc Dạ dẫn quân đuổi theo, tới huyện Đồng Hương thì tạm
dùng, vỗ về nhân dân, kiểm tra kho tàng, nhà ngục. Thấy phạm nhân trong
ngục đều chạy trốn, chỉ còn duy nhất một người không chạy. Thấy lạ,
Trương Thúc Dạ gọi đến trung quân hỏi:
- Bọn tù, nhân lúc loạn lạc bỏ trốn, tại sao chỉ còn mình ngươi không chạy?
- Tôi vốn là thư sinh, - Lai Sinh nói, - mắc tội oan. Quan trên sáng suốt
liêm khiết thì sẽ có ngày được minh oan. Nếu nay nhân lúc loạn lạc mà bỏ
chạy thì đó là kẻ nổi loạn, loại người ấy có khác gì giặc đâu. Cho nên dù
chết tôi cũng không chạy.
Trương Chiêu Thảo nghe xong gật đầu nói:
- Nếu quan lại và dân chúng đều phụng sự việc công, giữ gìn luật pháp, lâm
nạn không sống bừa bãi thì thiên hạ loạn sao được.
Sao đó ông hỏi rõ vì sao Lai Sinh phạm tội. Lai Sinh kể tỉ mỉ sự việc đã xẩy
ra và mình bị đánh đập bức khai thế nào. Trương Chiêu Thảo lấy hồ sơ của
Lai Sinh xem, nghĩ: "Quan xử kiện dạo ấy thật chẳng hiểu gì, nếu anh ta
giết người, thì cớ gì để lại chiếc giày đỏ làm chứng. Nếu không có người
đuổi thì sao anh ta lại không nhặt lấy giày rồi mới bỏ đi? Nếu không hốt