Viên Ngoại và những người trong gia quyến hiện ở đâu? - Lai Sinh hỏi. -
Sao chị gặp phải nông nỗi này?
- Viên Ngoại nghe thấy quân giặc tới gần, - Nguyệt Di nói, - dẫn thiếp và
con cái tới lánh nạn tại am ni cô Lạc Hương, không ngờ giữa đường lạc
nhau. Tôi không may bị giặc bắt, hiện Viên Ngoại và con cái sống ra sao thì
tôi không biết. Lai Tiên sinh gặp rắc rối, giam cầm trong ngục, được làm
quan từ bao giờ thế.
Lai Sinh kể cho Nguyệt Di nghe chuyện Trương Chiêu Thảo phóng thích
và cho làm tham mưu. Rồi hỏi Thủy Viên Ngoại trốn ở am ni cô nào.
Nguyệt Di nói:
- Ở am Thủy Nguyệt, cách nhà khoảng năm mươi dặm.
Lai Sinh sai quân mang danh thiếp của mình đến Thủy Nguyệt, mời Thủy
Viên Ngoại tới gặp, đồng thời báo cho ông biết tin Nguyệt Di. Sau đó tìm
phòng mời Nguyệt Di đến ở, chờ Thủy Viên Ngoại. Những người đàn bà
còn lại đều sắp xếp nơi ăn chốn nghỉ chu đáo, đợi người nhà đến đón về.
Thủy Viên Ngoại đang rất lo buồn, không biết tin tức Nguyệt Di, bỗng thấy
Lai Sinh sai người tới mời, lại biết Nguyệt Di vẫn bình yên, ông xiết đỗi
vui mừng, bèn tới ngay quân doanh bái kiến. Lai Sinh cảm ơn ông đã quan
tâm tới mình trong lúc ngồi tù, và kể lại việc mình được Trương Chiêu
Thảo rộng lòng tha tội, nhận làm tham mưu, cho ghi tên những phụ nữ bị
giặc bắt và gặp được Nguyệt Di. Thủy Viên Ngoại vô cùng biết ơn Lai
Sinh, sau đó nhắc lại chuyện hôn nhân. Lai Sinh nói:
- Tôi đã chịu ơn ông nhiều, song chưa được đền đáp. Nay vẫn được ông
thương yêu, tôi sẽ nguyện làm con rể ông. Hiện nay việc quân bận rộn, e
rằng chưa được nghỉ ngơi để nghĩ đến việc xây dựng gia đình. Chờ tôi bẩm
với chủ soái rồi sẽ thưa chuyện lại.
Thủy Viên Ngoại dẫn Nguyệt Di về. Ngày hôm sau Lai Sinh vào gặp
Trương Chiêu Thảo, thừa lại với ông về tình thân thiết với Thủy Viên
Ngoại trước đây và việc hôn nhân sắp tới. Trương Chiêu Thảo nói:
- Đây là việc vui mừng, ta sẽ hết sức giúp đỡ.
Trương Chiêu Thảo chọn ngày lành tháng tốt, đưa hai trăm lạng bạc, hai
mươi tám lụa màu cho Lai Sinh làm sính lễ, hẹn ngày chiến thắng trở về,