riêng mỗi người một nơi, hôm sau xét xử tiếp.
Đạo Vi bị giam riêng trong ngục, hắn nghĩ bụng: "Ngự sử đã nhận được
mặt Đạo Hư, nên hắn không thể chối được. May mà ông ta không nhớ được
mình. bây giờ cứ thối phăng, thì vẫn có thể thoát chết. Ngày mai xét xử dù
cò kẹp hai ba chiếc kẹp, ta vẫn cố chịu đựng không khai, nhất định sẽ được
tha”. Vào lúc canh ba, giữa đêm tối mịt mùng, Đạo Vi nghe thấy tiếng ma
khóc văng vẳng từ xa, rồi sau cứ rõ dần. Đạo Vi tỉnh giấc lắng tai nghe,
thấy tiếng nói khe khẽ bên tai: "Đạo Vi, mày giết chết tao, tao khổ lắm, lần
này mày phải đền mạng". Đạo Vi chột dạ sợ quá, bất giác kêu thất thanh:
"Có phải người là oan hồn người đàn bà không? Ta trong giây lát đã giết
chết người, ta sai rồi, ngươi đừng tới đòi ta đền mạng nữa, lần này thoát
chết, ta sẽ làm nhiều việc tốt để siêu sinh tịnh độ cho ngươi”. Vừa nói
xong, thấy đèn đuốc sáng rực, hai người lính mặc áo xanh ập tới, quát lớn:
- Trên trọc đầu! Mày đã tự khai ra rồi. Chúng tao không phải là ma quỷ, mà
là người tâm phúc của quan Ngự sử, giả vờ khóc để thử lòng mày. Nay thì
chân tướng của mày đã bại lộ. Mày không thể chối cãi được nữa.
Đạo Vi nghe xong sợ xanh mặt. Đúng là:
Đêm đen đuối lí,
Sáng quắc mắt thần.
Không một bóng người,
Chân tướng lộ ra.
Hai người lính lệ, trói chặt Đạo Vi, chờ tới sáng giải hắn lên bẩm quan. Lai
Ngự sử cười nói:
- Hôm qua ta kẹp, ngươi không khai, đêm qua không kẹp thì tự ngươi khai
ra. Nay còn nói gì nữa không.
Đạo Vi thấy không thể chối quanh được nữa, đành phải khai rõ sự thật. Ngự
sử lấy khẩu cung rồi lại giam vào ngục. Đồng thời lệnh cho chùa Bảo Ứng
ngay ngày hôm ấy lập đàn tràng. Sau đó đích thân đến chùa, cắt tóc cho Thi
Huệ Khanh, Tăng Tiểu Tam, và đặt pháp danh cho hai người là Chân
Thông, Chân Thiết. Sau đó mời hai người làm hòa thượng, chủ trì đại lễ lại
lệnh cho sư các chùa đều phải tôn kính hai vị hòa thượng này. Chân Thông,
Chân Thiết bẩm rằng: