trong có một chiếc giường gỗ, có chăn đệm, trước giường là một chiếc bàn
có một chiếc ghế gỗ trên bàn có mấy chiếc liễn, bên trong vẫn còn cơm.
Vương Bảo rất đỗi vui mừng. Hôm ấy không ra khỏi nhà xin cơm. Đến tối
có mấy người hàng xóm tới thăm, họ hỏi:
- Gian nhà này đạo sĩ mới làm cách đây hai tháng, sao nay lại để cho ngươi
ở.
- Đạo sĩ thương tôi không có nơi nương tựa, - Vương Bảo nói, - nên cho tôi
mượn chiếc am này. Đạo sĩ đi nơi khác vân du.
Những người hàng xóm thấy thế bèn để cho Vương Bảo ở. Qua một đêm,
sáng hôm sau dậy, Vương Bảo mở chiếc hộp nhỏ ra, quả nhiên thấy một
thỏi bạc trắng, đem cân thì đúng là ba phân. Từ đó trở đi cuộc sống không
thiếu thốn nữa.
Thời gian cứ thế trôi, mới có mấy năm Sinh Ca lớn bổng lên, thôi bú,
chuyển sang ăn cháo, rồi ăn cơm. Nhưng cũng rất lạ Sinh Ca lớn lên thì
trong chiếc hộp ấy lại có thêm ba phân bạc nữa, tất cả có sáu phân, đủ chi
dùng hàng ngày. Vương Bảo vô cùng sung sướng, mỗi ngày dành ra nửa
phân, cứ gom dần, tích tiểu thành đại để may quần áo nữ cho Sinh Ca mặc.
Chỉ có điều không xâu lỗ tai và bó chân mà thôi. Khi hàng xóm hỏi tại sao
Vương Bảo nói dối rằng:
- Trong cung mệnh của cháu có sao Hoa Cái, phải xuất gia, nên không bó
chân và xâu lỗ tai.
Mọi người cứ ngỡ là thật, hoàn toàn không biết Sinh Ca là con trai. Hằng
năm vào tháng chạp, Vương Bảo cúng cha mẹ người chủ của mình, khóc
than thảm thiết. Xóm giềng có ai hỏi thì Vương Bảo nói là cúng chồng và
người vợ cả của chồng. Hàng xóm đều cho Vương Bảo sống rất tình nghĩa,
và càng kính phục. Họ đâu có biết rằng đó không phải là vợ khóc chồng,
mà là đày tớ khóc chủ.
Hàng tháng vào ngày mồng một, rằm, Vương Bảo đều dẫn Sinh Ca đến
Song Trung miếu thắp hương. Một hôm thắp hương xong, bước ra khỏi