rủi. Ta nên kết duyên chồng vợ. Em vừa nói, nhạn đàn không như uyên
ương. Từ nay chúng ta không phải là anh em mà là vợ chồng.
- Nếu anh muốn thế, - Dã Nương nói, - phải nói với cha mẹ cho danh chính
ngôn thuận, chứ không thể vội vàng được.
Hôm ấy Sinh Ca nói cho Vương Bảo biết. Còn bên này Dã Nương cũng kể
hết những chuyện của Sinh Ca cho Nhan Quyền nghe. Hôm sau Vương
Bảo tới gặp Nhan Quyền, bàn về chuyện kết hôn, Nhan Quyền bằng lòng
ngay. Họ chỉ nói với mọi người rằng nhà họ Tu xin Tồn Nô về làm dâu, rồi
nhờ một bà hàng xóm làm mối, chọn ngày lành tháng tốt đón Sinh Ca về.
Vương Bảo phá thông tường phía sau, hai nhà thành một. Láng giềng có
mấy kẻ xấu, nói ra nói vào:
- Con cái mới mười lăm tuổi, xưa nay không nên cho chúng sống chung với
nhau. Nay tự nhiên cưới vợ cho nó. Chưa biết chừng sau này họ lấy nhau.
Như thế thì tồi quá.
- Lúc đầu, - có người nói, - bà quả phụ họ Trình muốn con gái xuất gia, thế
mà bây giờ lại gả cho Đài Quan nhà họ Tu. Chắc trước đây họ đã có tình ý
với nhau, nay thì hai người thông gia ấy đẹp đôi rồi.
Vương Bảo chẳng hề để ý tới những lời thị phi ấy, thời gian như
thoi đưa, thấm thoắt đã hai năm. Sinh Ca mười bảy tuổi Dã Nương mười
sáu tuổi. Nhan Quyền chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cưới. Dã Nương
vẫn mặc lối con trai. Chàng rể chải tóc con gái, cô dâu lại mặc áo xanh, đội
mũ hoa như con trai, trông thật buồn cười. Người mang lễ đến, mời Vương
Bảo ra nhận lễ, Vương Bảo không dám nhận, lấy cớ đau bụng đi nằm sớm.
Từ ngày kết hôn, Sinh Ca và Dã Nương sống với nhau thật là ân ái. Chỉ
ngại có điều âm dương đảo lộn, không thể thay đổi trang phục, trở lại đúng
họ tên thật của mình.
Ai ngờ cũng có cái may, vì học vẽ mà có cuộc hôn nhân này, lại vì bán
tranh mà lại dẫn đến một cuộc gặp gỡ bất ngờ khác vốn là thời ấy, hiếu
liêm Hoa Hắc đậu tiến sĩ được tuyển vào Hàn lâm, song vì bất hòa với thừa
tướng Nghiệp Ách Hổ nên từ quan về sống tại quê hương. Phu nhân của
ông là Lam thị muốn vẽ một bức tranh trong cảnh vui thú điền viên. Nghe