cẩn, nói:
- Quan huyện dặn, hai người không được làm rầy ở đây, chúng ta đi rồi,
mời cô dâu chú rể dùng cơm tối.
Nói xong mọi người ra về. Suốt ngày hầu tại công đường, hai người đói
mềm, thấy sẵn có cơm, họ ngồi đối diện ăn cơm. Được quan huyện nâng
đỡ, lại lấy được người chồng tốt, Thọ Cô rất vui mừng. Chu Nhị còn vướng
víu với Tiền Giám sinh nên cứ ngồi ngây như tượng. Thọ Cô lên tiếng nói
trước:
- Việc của anh em đã biết rồi. Bây giờ chúng ta đã là vợ chồng, thì anh cứ
nói thẳng với em, đừng ngại.
Thấy vợ hỏi mình, Chu Nhị nói:
- Tiền Giám sinh muốn lấy cô làm vợ bé, thuê tôi làm chồng giả, nay giả đã
thành thật, sợ rằng sau này ông ta lại gây sự.
- Em cũng chẳng giấu gì anh, - Thọ Cô nói, - chàng rể họ Phương cũng là
giả. Nay quan lớn đã đứng ra làm chủ hôn thì anh còn sợ gì nữa? Sau này
em với anh về ở với cha nuôi. Cha nuôi rất thương em, nhất định cha sẽ
nhận chúng mình. Thôi anh đừng về Sùng Minh nữa.
Hai người chuyện trò rất tâm đầu ý hợp, rồi cởi áo đi ngủ, đêm chăn gối, họ
vô cùng biết ơn quan lớn.
Tuy chưa biết hết việc họ Tiền mua thiếp, song khi tại công đường, quan
huyện rất khả nghi. Sáng hôm sau quan huyện bảo với sai nha rằng:
- Các ngươi phải đến theo dõi chỗ ở của Chu Nhị, nếu có người đến gây sự,
bắt về cho ta.
Các bạn thân mến, vụ kiện đã giải quyết, nhưng tại sao còn phải theo dõi
điều tra? Vì rằng hôm qua khi xét xử, thấy lão Vương cứ lăn ra kêu khóc,
còn Vưu Đại thì lại không vui, quan mới biết là trong đó còn có uẩn khúc gì
đây, chàng rể thì đúng là giả rồi. Bởi thế nhìn con gái mà chọn chồng, cho
nên tương kế tựu kế, muốn làm một việc tốt, dựa vào ý trời, cho Chu Nhị
lấy cô, thực ra trong hai chiếc thăm quan đều viết tên Chu Nhị. Sợ rằng sau
khi thành hôn, còn có rắc rối khác, nên sai người theo dõi. Đây là sự quan
tâm chu đáo của quan huyện.
Sai nha ngồi uống trà tại quán hàng đối diện nhà Chu Nhị, đến giữa trưa,