Nói xong Tuần phủ lập tức cho cởi bỏ áo mão cân đai, đeo gông vào cổ, rồi
sai người giải về kinh. Những bạn đồng liêu quyên góp tiền biếu công tử
làm lộ phí, và dặn dò công tử đi đường phải cẩn thận.
Công tử cho hết những người hầu của mình về, chỉ giữ lại bốn người nhà đi
theo tới kinh đô. Ngày đi đêm nghỉ, tới kinh đô công tử bị đưa đến giam
trong nhà giam Bộ Hình, giao cho Tam pháp ty thẩm vấn. Ngày hôm sau
công tử được dẫn ra khỏi ngục, thẩm vấn ngay tại chỗ. Đứng ngay dưới
thềm nhà tù công tử tự viết lời khai, khai hết mọi việc đã xảy ra, từ nguyên
nhân thất bại, đến việc mình ở đội quân phía sau, không kịp ứng cứu, để
đến nỗi bị bắt, và thừa cơ trốn thoát. Tam pháp ty nói:
- Ngươi là tiên phong, không bảo vệ được chủ tướng, bị bắt rồi trốn thoát,
tội này quá lớn. Sau đó lại cho vào nhà giam, xin chiếu chỉ định đoạt.
Cần hiểu rằng pháp luật thời Minh tội nặng nhất là để mất thời cơ, phàm là
những người để mất thời cơ đều bị hành quyết. Huống hồ là công tử thoát
thân một mình, không cứu viện, nhất định sẽ chịu tội nặng. Thời ấy, ai bị
giam ở Thiên lao thì chỉ còn đường kề cổ vào lưỡi đao. Bốn người nhà
công tử cũng nghĩ rằng chủ mình sớm muộn rồi cũng bị tử hình. Họ khóc
lóc tiếc thương. Bỗng một hôm, ngục quan cười ha hả tới nói rằng:
- Ngài Tăng, rất may ngài vô sự! Thượng thư Bộ Binh dâng sớ tâu rằng,
ngài là nhân tài có ích cho đất nước, hãy nghĩ tới việc dùng ngài sau này.
Thánh thượng chuẩn y, hạ lệnh miễn tội chết, chora chiến trường lập công
chuộc tội.
- Tôi đáng tội chết, làm sao mong được ơn trời biển ấy. - Công tử nói.
Đang lúc nửa tin nửa ngờ, thấy Bộ Hình gửi giấy tới, lập tức công tử được
thả ngay. Công tử vui mừng không sao kể xiết chẳng khác nào thoát khỏi
địa ngục của quỷ sứ Diêm vương. Công tử từ biệt quan coi ngục ra khỏi
Thiên lao, tìm chỗ nghỉ ngơi. Người nhà vô cùng vui sướng.
Song công tử nghĩ rằng: "Trần thị lang mình vốn không quen biết, sao lại
dâng sớ cứu mình". Thếrồi công tử đưa danh thiếp quỳ trước cửa tạ ơn. Thị
lang nói: