tới huyện, ngài đã bí mật điều tra, thế mới biết ngài là người rất ghê. Bởi
thế ai ai cũng phải hết sức cẩn thận, chuẩn bị chu đáo. Vừa nghe thấy
truyền lệnh, lập tức những người liên quan đến xét xử vụ án đã đứng xếp
hàng tề tựu hai bên. Bao Công tới công đường, rút lệnh sai gọi Thẩm
Thanh. Lát sau, nha lệ đã dẫn Thẩm Thanh từ nhà giam tới, quỳ trước công
đường. Bao Công chăm chú nhìn, thấy người này chưa đầy ba mươi tuổi,
run lẩy bẩy, nằm bò trên đất, không giống một tên hung thủ. Bao Công nhìn
xong nói:
- Thẩm Thanh, vì sao ngươi giết người? Hãy khai thực.
- Con đi thăm người nhà trở về, - Thẩm Thanh vừa khóc vừa nói, - lúc ấy
đã muộn, trời lại mưa mù mịt, đường lầy lội rất khó đi. Con vốn nhát gan,
không dám đi đêm, ở phía nam huyện cách đấy ba dặm có một ngôi miếu
cổ, con vào đó tránh mưa. Ai ngờ hôm sau trời chưa sáng, đang trên đường
về, công sai thấy người con có vết máu, mới hỏi con từ đâu tới. Con nói
rằng hôm qua con đi thăm người thân về, trời đã muộn, con vào điện Già
Lam trong chùa nghỉ tạm. Không ngờ công sai ngăn con lại không cho đi,
bắt con tới chùa xem sao. Trời ơi! Khi con cùng công sai tới chùa, thì thấy
một vị sư bị giết bên cạnh tượng Phật. Quả thực con không biết kẻ nào đã
giết vị sư ấy. Bởi thế hai vị công sai giải con tới huyện rồi bảo con giết sư.
Con, thật là oan uổng, xin ngài đèn trời soi xét.
Thấy thế Bao Công hỏi:
- Ngươi ra khỏi chùa lúc nào?
Lúc trời chưa sáng. - Thẩm Thanh đáp.
- Vì sao áo ngươi có vết máu? - Bao Công hỏi.
- Con ở Thần Trù, - Thẩm Thanh nói, - máu chảy qua, thấm vào áo con.
Bao Công nghe xong gật đầu, cho người dẫn Thẩm Thanh giam vào ngục.
Rồi ông lập tức gọi kiệu, đến ngay điện Già Lam. Bao Hưng đỡ ông lên
kiệu, gài thật tay vịn rồi cưỡi ngựa theo sau.
Ngồi trên kiệu Bao Công nghĩ: "Hắn ta đã giết sư, tại sao áo quần không có