nha ra bảo bà ta có việc gì thì cứ đệ đơn. Tào thị nói:
- Con đến trừ hại cho cả châu, đó cũng là việc công, gặp ngài tự nhiên con
muốn đệ đơn kiện.
Quan tức giận gọi vào hỏi:
- Con mẹ này chua ngoa thật, có việc gì ghê gớm mà kêu gào ở ngoài ấy!
Tào thị kể lại việc phạm nhân trong nhà giam dùng hình phạt thi pháp treo
người lên đánh để tống tiền. Quan nói:
- Lần đầu nó vào ngục, phạm nhân đòi ít tiền, đưa chúng một ít thì yên
ngay. Việc gì phải kêu oan.
- Ngay dù tiền mừng cũng không được đòi nhiều, - Tào thị nói, - huống hồ
đã phạm pháp thì vui cái gì mà mừng? Hay mừng nó giết người ư?
Quan không sao trả lời được nữa, một lúc lâu sau mới nói:
- Nó không đòi tiền thì lấy gì mà chi dùng.
- Tù nhân đã có hoàng thượng cho ăn, sao lại lấy tiền của tù nhân mới. Đây
rõ ràng là phạm nhân tống tiền chia cho quan lớn, bởi thế quan mới không
truy cứu. Như thế là đòi đền mạng, lại đòi tiền, con sẽ vượt quyền ngài, lên
tận kinh đô kêu với nhà vua, để minh oan, trừ hại cho cả châu.
Thấy vậy quan đùng đùng nổi giận, trực tiếp đến nhà tù tra hỏi phạm nhân.
Lúc ấy phạm nhân đã cởi trói cho Triệu Lân. Quan gọi Triệu Lân lại hỏi.
Triệu Lân nói:
- Phạm nhân đòi bốn trăm quan tiền đút lót, mẹ con đã đưa cho họ một nén,
xin họ lấy ít thôi, nhưng họ không nghe, đã treo con lên, bỏ rận và nhổ
nước bọt vào mặt, đáng căm giận nhất là họ đổ nước cống rãnh vào mồm
con, khiến con phải sống dở chết dở. Ngay như quan lớn cũng không bao
giờ dùng hình phạt tàn khốc đến như thế. Quả là con không thế chịu nổi.
Con mong quan lớn thương cho kẻ học trò này.
Bọn coi ngục và phạm nhân khăng khăng không nhận, Tào thị chỉ cho quan
xem vết trói ở tay và vết nước cống rãnh đổ xuống ngực Triệu Lân. Quan
lập tức đánh cho bọn coi ngục và tù nhân mỗi đứa một ngàn roi, rồi cách
chức ngay tại chỗ. Bọn phạm nhân tuy căm tức, song cũng chừa, không
dám bắt nạt Triệu Lân nữa.