Sử Chính Cương cũng biết anh ta là tay ghê gớm, khó mà động tới được.
Song lúc nào cũng thèm khát Thúy Thúy, cứ đòi Hà Nhị Oa tìm cách. Nhị
Oa nói:
- Luật lệ của cánh giang hồ chúng tôi là người dưới phải nghe theo người
trên, chỉ cần anh tung tiền ra hối lộ cho ông anh cả. Nếu anh ta đến với anh,
thì anh dùng phương pháp cho ăn thả cửa, phải dùng thật nhiều tiền để mua
kỹ nữ, thì sợ gì Chu Hổ.
Sử Chính Cương mừng rơn, lệnh cho Nhị Oa mang bốn mươi quan tiền đi
các bến tàu tìm kiếm. Nhị Oa nuốt không mười quan. Thế là tìm cho Sử
Chính Cương một đại ca mới. Chính Cương khoe khoang khắp thành, làm
cỗ mời mọi người. Lập tức bảo Nhị Oa nói rõ với vợ chồng Vương Gánh
Nước, mỗi tháng trả hai thùng gạo hai quan tiền. Quần áo, đồ trang sức thì
tùy theo sở thích. Từ nay trở đi không cho quan hệ với người ngoài, Thúy
Thúy cũng nghe theo. Sử Chính Cương dọn giường chiếu tới, đêm ngày thả
sức đi về. Người ta thường nói: "Tiền bạc như quốc bảo, có thể biến xấu
thành tốt, nếu không được tiền thì ái ân thành phiền não". Bởi thế Chu Lão
Ngũ đi qua nhà, Vương chửi ngay. Chu Lão Ngũ thấy Sử Chính Cương
chiếm đoạt kỹ nữ của mình rất phẫn uất, tìm cách gây sự với Chính Cương,
song lại sợ không địch nổi, thế là gã mới nảy ra một kế. Thấy Chính Cương
uống trà thì trả tiền trà, uống rượu thì trả tiền rượu, nhiều lần như thế Sử
Chính Cương cũng không hề nghi hoặc gì.
Cách thành hai mươi dặm, có một cái chợ ở rìa núi, vào ngày mồng ba
tháng Ba, mở hội bách hóa, rất đông vui. Sử Chính Cương mang đồ trang
sức đi bán, hàng vặt đã bán hết, chỉ còn chín chiếc to chưa bán xong. Bỗng
thấy Chu Lão Ngũ đến mời cơm trưa. Sử Chính Cương thối từ. Chu Lão
Ngũ cứ năn nỉ mời mọc nói rằng cửa hàng cô Dương đã sắp sẵn rồi. Chính
Cương dọn hàng vào bao, tới cửa hàng, thấy thức ăn đã bày sẵn. Chu Lão
Ngũ lại gọi ba cô gái họ Dương rót rượu tiếp khách, ân cần mời mọc, lần
lượt mang ra tám chín món ăn. Chính Cương nói: