đủ. Cô ở nhà lấy tiền công phụ thêm vào, một mình cũng thừa sống. Tôi đi
Kiến Xương, đường cũng không xa, có lẽ không đến cuối năm thì tôi về.
Hai người gạt nước mắt chia tay nhau. Nghĩ rằng chồng đi xa, để sau này
khỏi phải nghi ngờ, Hà thị nhận việc khâu vá mang về nhà làm, rất ít khi ra
khỏi cửa. Lão Thiểm thường lai vãng tới. Một hôm thấy Hà thị đang thêu
hoa trong nhà. Lão Thiểm đến bên cửa chòng ghẹo. Hà thị nghiêm nét mặt,
nói:
- Con gái chúng tôi danh tiết là cái quý nhất, từ nay trở đi thầy Đoàn đừng
nói như thế nữa, e rằng người khác nghe thấy sẽ cho là bất nhã.
- Ta cho em mượn nhiều bạc như thế, - lão Đoàn nói, - lẽ nào lại không trả
ơn?
- Có mượn có trả, còn trả ơn cái gì? Tôi không phải là loại đàn bà vô sỉ,
thầy đừng có nghĩ bậy.
Lão Đoàn cụt hứng bỏ đi. Đến cuối năm lão lại đến hỏi:
- Bà chị Hà ơi, ngày mai đã hết hạn rồi, số bạc chị mượn tôi đã có chưa ?
- Bạc thì hỏi chồng tôi, đàn bà chúng tôi kiếm đâu ra tiền?
- Bạc của tôi đến hạn phải trả, không dây dưa được đâu, nếu không tôi sẽ
có cách.
Tối ngày hai mươi sáu lão lại tới đòi, rồi lại nói những lời chớt nhả. Hà thị
chỉ đành van xin, và tỏ rõ là người tiết nghĩa, Đoàn Thiên Lương trông
thấy, Đàm Lão Thiểm xấu hổ bỏ về.
Vùng này thường ăn tết vào hai mươi chín tháng Chạp, ngày ba mươi tết ăn
chay. Đến ngày hai mươi chín Hà thị giết con gà tơ mình nuôi, chuẩn bị
mâm cỗ chờ chồng về. Tới chiều bắt đầu hầm gà, chờ tới canh hai, người
mệt mỏi rã rời, chị bỏ thức ăn vào nồi hầm, rồi khép cửa hờ, để cả quần áo
đi ngủ.
Hôm sau, nghĩ rằng thế nào Trần Bán Bánh cũng về, Đàm Lão Thiểmtới
đòi nợ, cửa mở toang, gọi mấy tiếng không ai thưa nhìn vào trong nhà
không thấy ai, chắc rằng Hà thị ra ngoài. Tiện tay Lão Thiểm với cái ghế
đẩu ngồi bên cửa, rồi rịt thuốc vào điếu hút. Bỗng dưng thấy Trần Bán
Bánh cùng với hai người gánh thuê trở về, Đàm Lão Thiểm nói:
- Anh đã về đấy à, lần này có thêm được khá tiền không?