Thếrồi cùng người bồi bàn đến quán trà.
Vừa bước vào cửa, những người cùng làm việc với Ngô Lương trông thấy,
tới chào, lại thấy một người tầm thước mặt mũi sáng sủa, mặt chiếc áo dài
màu lam, đứng lên mời ngồi, người ấy tự tay rót trà, đặt trước mặt Ngô
Lương. Ngô Lương hỏi bạn bè rằng:
- Vị này tên là gì?
- Đây là Tôn Hữu Đức, - những người bạn nói, - là thân thích của Chu Tử
Ngọc.
- Tôi đã ngưỡng mộ ông từ lâu. - Ngô Lương nói.
Đầu tiên nói mấy câu xã giao, rồi chuyển ngay sang việc chính hỏi dò xem
cuối cùng Chu Tử Ngọc đã phạm tội gì, Ngô Lương bèn nói với Tôn Hữu
Đức, là phải chờ khổ chủ đến mới xét xử.
- Vụ án này quả thực là oan uổng quá. - Tôn Hữu Đức nói.
- Điều ấy thì chúng tôi không biết, đợi khi nào xét xử, quan thẩm vấn mới
rõ trắng đen.
Tôn Hữu Đức vội cười lấy lòng nói:
- Tôi chẳng có liên can gì, vì nhà ấy không có người, tôi mới thay ông ấy lo
liệu tiền phí tổn cho sai nha. Vốn là việc sét đánh ngang tai, không biết rồi
sẽ như thế nào, nghe các ông nói mới biết qua loa như thế. Thôi thì chẳng
biết có oan hay không, song các ông vất vả nhọc nhằn, ngày mai lại xét xử
thì sự phí tổn ấy không thể thiếu được. Tôi là người nông thôn, không biết
việc, nhà em rể tôi cũng chẳng giàu có gì. Xin các ông nới lòng cho một
chút, đây không coi là vận may của em rể tôi, mà đây là sự chiếu cố của các
ông đối với tôi, tôi vô cùng biết ơn các ông, bây giờ nhận trước một số, sau
này tôi sẽ lo liệu thêm.
- Việc này không phải chỉ một chỗ. - Ngô Lương nói. - Một là hai vị lập
bản án, hiện mồm đang há to như mồm sư tử ông nói thế, tôi là người rất
am hiểu sự đời, chúng tôi cũng không muốn anh phải chạy, đường xa, đi
vòng vèo ngoắt ngoéo, tôi cũng nói thẳng một câu xin ông chỉ bảo, các ông
giữ tiền hay giữ người. Lẽ nào người thân của ông không đáng bảy tám
ngàn đồng ư!
Tôn Hữu Đức nghe xong trợn tròn mắt, lát sau mới nói: