của chú ấy, tôi biết chứ, lấy đâu ra nhiều như thế!?
- Tôi xem ra ông là người rất từng trải, - Ngô Lương nói, nên tôi không hề
nói dối ông một câu nào. Ông lo được thì lo không lo được thì thôi. Theo
tôi, ông thôi không hỏi nữa là tốt nhất, chẳng phải lo nghĩ cho ông ta làm gì
cho mệt xác, mặc cho ông ta sau này oán trách.
- Oán trách cũng chẳng được. - Tôn Hữu Đức nói. - Tôi được chú ấy dặn
trực tiếp thì làm sao bỏ mặc chú ấy được.
Nói xong Hữu Đức vò đầu bức tai không tìm ra cách nào khác. Địa bảo bèn
tới nói chêm vào.
- Chúng tôi tới từ sáng sớm, bây giờ đã trưa rồi, chúng ta cũng phải cho cái
dạ dày nó ăn thôi.
- Xem ra đều quấy rầy ông anh Tôn Hữu Đức. - Ngô Lương nói. - Thôi thì
chúng ta ăn cơm, rồi sẽ nói dần dần.
Nói xong Ngô Lương bèn đứng dậy. Tôn Hữu Đúc phải trả tiền trà, đi theo
họ tới quán ăn gần bờ sông, gọi bốn cân rượu, thịt gà, thịt lợn, thịt vịt và cá
bày la liệt đầy bàn. Mọi người thả sức ăn cơm no rượu say. Có mấy người
đòi đến tiệm thuốc phiện hút, Tôn Hữu Đức đành phải đi theo. Về vụ này,
Ngô Lương cứ lúc nắn lúc buông, làm cho Tôn Hữu Đức cuống lên, mồ hôi
đầu vã ra, nhỏ tong tong, suýt nữa phát khóc lên. Những người ngồi bên
chau mày nheo mắt nhếch mồm làm trò cười.
Lúc ấy Ngô Lương mới kéo Tôn Hữu Đức đến một chiếc bàn khác nói:
- Tôi nói thực với ông nhé, rốt cục ông lo được bao nhiêu?
- Khi tôi đi đã biết rõ, ít thì không thể xong được, chỉ chuẩn bị bảy tám
trăm quan, nay thì còn thiếu quá nhiều.
- Thếnày vậy, - Ngô Lương nói, - ông cứ chi ra ba ngàn đồng tôi sẽ cố gắng
lo cho.
Tôn Hữu Đức thấy Ngô Lương nhượng bộ khá nhiều, thấy đã có chút hy
vọng. Nghĩ ngợi một lát rồi nói rõ là hai ngàn bốn trăm, trong đó một ngàn
đưa cho hai ông lớn, năm trăm tiền án phí, năm trăm tiền bồi dưỡng mọi
người vất vả, trừ đi hai trăm tiền cơm rượu, hai trăm cho những người hầu
hạ quét tước và tiền vui vẻ cho những người áp giải.
Nói thế nhưng Tôn Hữu Đức không có tiền mặt, chỉ có hai tờ văn khế, song