- Quả là tôi đang buồn rầu lo nghĩ, nên ngay cả ngày mừng thọ bố vợ mà
cũng quên khuấy đi mất.
Thếrồi Lưu Quan Nhân cùng với vợ cả thu xếp áo quần bỏ vào túi, giao cho
lão Vương mang đi. Dặn Nhị Thư trông coi nhà cửa:
- Tối nay có lẽ tôi chưa về được, tối mai dứt khoát tôi sẽ về.
Nói xong anh đi ngay. Nhà Vương viên ngoại cách thành hơn mười hai
dặm, tới nơi, anh cũng chỉ chuyện trò thăm hỏi sức khỏe bố vợ. Hôm ấy
khách khứa đông, chàng rể không thể nói hết cảnh khó khăn túng quẫn của
mình. Đến khi khách ra về hết, bố vợ giữ anh nghỉ tại phòng khách. Sáng
hôm sau, bố vợ mới chuyện trò với chàng rể:
- Anh Lưu này, anh không nghĩ ư, "miệng ăn núi lở”, "cuống họng sâu như
biển" mà "ngày tháng tựa thoi đưa". Anh phải tính kế làm ăn. Tôi gả con
cho anh cũng chỉ mong đời nó được cơm no áo lành, không đến nỗi khổ sở
vất vả là được rồi.
- Thưa thầy, - Lưu Quan Nhân thở dài nói, - đúng là "lên núi bắt hổ dễ, mở
miệng nói ra thì khó". Thời thế ngày nay liệu có ai thương con được như
thầy đâu! Con gánh chịu khốn khó thôi. Nếu đi cầu xin người ta thì cũng
hoài hơi mà chẳng ích lợi gì.
- Điều này thầy cũng chẳng trách con, - bố vợ nói, - thầy nghĩ rằng con
đang lúc khó khăn, thầy giúp con ít vốn, mở bừa một cửa hàng bán gạo,
củi, kiếm ít lãi mà độ thân, sao lại không được.
- Thế thì tốt quá, - Lưu Quan Nhân nói. - Con vô cùng cảm ơn thầy.
Ăn cơm xong, bố vợ lấy ra mười lăm quan tiền đưa cho Lưu Quan Nhân,
nói:
- Anh Lưu, hãy mang số tiền này về chuẩn bị mở cửa hàng. Hôm khai
trương thầy sẽ cho con thêm mười quan nữa. Vợ con hãy tạm ở đây ít ngày,
hôm nào mở cửa hàng, thầy sẽ trực tiếp dẫn nó về, chúc mừng con. Ý con
thế nào?
Lưu Quan Nhân cứ cảm ơn rối rít, rồi mang tiền về. Đến giữa thành thì trời
gần tối, chợt nhớ tới người bạn thân, lại tiện đường qua nhà. Anh ấy lại là
người kinh doanh, nên bàn bạc với anh ấy một chút thì tốt biết mấy. Thế rồi
Lưu Quan Nhân gõ cửa, thấy có tiếng thưa, và người bạn ra mở cửa chào,