Người con gái ấy không biết sướng lại bỏ trốn theo một người thợ giũa
ngọc. Gần đây bị bắt ở Hồ Nam giải về bị đưa tới phủ Lâm An xét xử.
Người con gái ấy bị Quận vương đưa ra vườn hoa sau phủ đường. Ông bà
già thấy con gái bị bắt, họ sống dở chết dở, đã lâu bặt vô âm tín, cứ đóng
cửa im ỉm như thế.
Người ấy thấy thế lại trở về Kiến Khang, song vẫn chưa tới nhà.
Thôi Ninh đang ngồi trong nhà, thấy bên ngoài có người hỏi: "ông tìm nhà
Thôi Đãi Chiếu ư? Nhà anh ấy đây". Thôi Ninh gọi vợ ra xem, thì không
phải ai khác, đó chính là ông bà Cừ. Họ nhìn nhau sung sướng mừng vui.
Hôm sau người đi tìm ông bà Cừ mới về, nói là tìm không thấy, thật là
uổng công. Nhưng ông bà ấy đã đến đây rồi. Ông bà Cừ nói:
- Thật không ngờ con lại ở đây. Ta không biết con sống ở Kiến Khang, đã
đi tìm khắp nơi rồi tới đây.
Rồi họ cùng sống với nhau trong một mái nhà.
Một hôm, quan lại trong triều đình tới cung điện thưởng ngoạn những đồ
mỹ nghệ bằng ngọc, họ đều cầm pho tượng ngọc Quan âm lên xem. Trên
pho tượng có một chiếc chuông ngọc nhỏ, nhưng lỡ tay rơi vỡ. Vua hỏi các
quan cận thần:
- Các khanh, làm thế nào để sửa lại pho tượng này?
Các quan Viên cầm pho tượng xem đi xem lại. Một người nói:
- Pho tượng Quan âm rất đẹp, rơi mất chiếc chuông, vẻ đẹp của pho tượng
giảm đi rất nhiều!
Xem dưới để pho tượng, lại thấy khắc ba chữ "Thôi Ninh tạo" người ấy nói:
- Dễ thôi. Đã có người chế tác, thì cứ việc gọi người ấy tới, bảo họ sửa lại.
Triều đình lệnh xuống phủ Quận vương, đòi người thợ chế tác ngọc Thôi
Ninh tới. Quận vương tâu rằng:
"Thôi Ninh phạm tội, đang cư trú tại phủ Kiến An". Lập tức triều đình sai
người tới Kiến An đòi Thôi Ninh về khu hành tại ở. Lệnh cho Thôi Ninh
vào gặp vua, vua giao cho pho tượng ngọc Quan âm cho Thôi Ninh sửa lại.
Thôi Ninh tạ ơn, rồi tìm một viên ngọc như thế chế tác một chiếc chuông