nhau đến nỗi vị tất đã hiểu được nhau. Việc gì mà tôi lại phải giả dối và
chối bỏ đạo thuyết của Chúa theo kiểu như vậy để ngài và hoàng đế có lợi,
còn chân lý thì bị thiệt hại?
– Đừng có quanh co nữa. Cái gì có lợi cho triều đình La Mã là cao hơn
hết.
– Cái cao hơn hết là chân lý, mà chân lý chỉ có một. Không thể có hai
chân lý được.
– Ngươi lại nói lắc léo phải không, hả tên lang thang kia?
– Trước đây cũng như hiện nay tôi không bao giờ nói lắc léo hết. Còn
câu trả lời của tôi là như thế này: thứ nhất – không việc gì phải chối bỏ
những lời lẽ được nói lên nhân danh chân lý, vì chính ngài cũng muốn như
vậy kia mà. Và thứ hai – không nên nhận lãnh lấy tội lỗi về những việc mà
ta không làm rồi tự đấm vào ngực để rũ sạch những lời đồn đại xấu xa. Nếu
lời đồn đại là giả dối thì nó sẽ tự mai một đi.
– Nhưng trước đó thì ngươi đã chết rồi còn gì, hỡi vua của dân Giuđê!
Vậy là ngươi sẵn sàng chịu chết dù con đường cứu vớt có như thế nào
chăng nữa?
– Tôi chỉ còn con đường này dẫn đến sự cứu vớt thôi.
– Dẫn đến sự cứu vớt gì? – Viên tổng đốc không hiểu.
– Dẫn đến sự cứu vớt thế giới.
– Nói nhảm nhí mãi thế là đủ rồi ! – Pônti Pilát không giữ được kiên
nhẫn nữa – Tức là ngươi tự nguyện đi đến cái chết?
– Có lẽ là như vậy, bởi vì tôi không có con đường nào khác.
– Ôi, các đấng thánh hiền! – viên tổng đốc vừa mệt mỏi lẩm bẩm vừa
đưa tay xoa những nếp nhăn sâu hằn ngang dọc trên trán ông ta. “Nóng bức
quá, liệu thời tiết có thay đổi không đây?”, ông ta khẽ cằn nhằn. Rồi ông ta