đổi mới (innovation colony). Giống như các tổ chức kinh tế và chính trị ở
những thế kỷ trước, công ty đổi mới là một bộ phận thuộc một công ty mẹ,
nhưng có sự tách biệt đủ lớn để không chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi các
hoạt động quản lý truyền thống của doanh nghiệp. Tuy được công ty mẹ tài
trợ, nhưng nhiệm vụ chính của công ty đổi mới vẫn là tự phát triển bằng tất
cả các nguồn lực sẵn có, giống với bất cứ công ty khởi nghiệp nào. Công ty
đổi mới có chức năng quan trọng và độc lập có thể thay mặt công ty mẹ thúc
đẩy để tạo ra những đổi mới đột phá.
Không giống như các bộ phận thông thường khác trong doanh nghiệp, công
ty đổi mới cần có sự độc lập và tự chủ ở mức độ đặc biệt. Đó là mô hình
công ty trong công ty và nó khai thác triệt để các công ty khởi nghiệp, đồng
thời thúc đẩy những công ty khởi nghiệp có triển vọng. Chương Cấu trúc
doanh nghiệp (Chương 3) sẽ trình bày những thông tin chi tiết về cơ cấu tổ
chức của công ty đổi mới.
Công ty đổi mới sẽ không tạo ra các hoạt động kinh doanh mới, phù hợp với
thị trường trừ khi những người làm việc trong đó được khuyến khích một
cách hợp lý. Điều khiến các chủ doanh nghiệp quan tâm là tỷ lệ rủi ro/lợi
nhuận có thể khiến cho nhân viên của các doanh nghiệp thông thường e ngại
và cơ chế đãi ngộ cổ điển sẽ khiến họ chùn bước. Tuy nhiên, để thành công,
công ty đổi mới của bạn cần phải có những người có tư duy giống như
doanh nhân. Chìa khóa để có được những người này là tạo ra những cơ hội
độc đắc. Trong chương Cơ chế đãi ngộ (Chương 4), chúng tôi tranh luận
rằng các doanh nghiệp phải sẵn sàng từ bỏ một phần lớn vốn của các dự án
mà họ theo đuổi. Bởi vì ngay cả khi công ty đổi mới tạo ra những sản phẩm
đứng đầu trên thị trường, thì tất cả những người có liên quan vẫn sẽ phải
kiếm đủ tiền để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các công ty đổi mới theo đuổi rất nhiều ý tưởng đáng giá và phù hợp với
một luận điểm đổi mới dựa trên các xu hướng về công nghệ, đầu tư và hành
vi tiêu dùng. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tầm nhìn về các luận điểm đổi