vị từ các mẹ về việc đọc ehon và tương tác của trẻ với ehon. Có bé thì
thích đàn guitar nên thích những cuốn sách có hình ảnh đàn guitar, có
bé thích con chó, con mèo nên thích những hình ảnh có con chó con
mèo. Lại có bé thích máy khoan nên luôn tỏ ra hưng phấn với những
cuốn sách có hình ảnh chiếc máy khoan hoặc những hình khối nhìn
giống máy khoan. Lại có những bé thích bàn chải đánh răng nên cứ
nhìn thấy là chỉ miết không thôi. Lại cũng có những bé thích gấu bông
nên rất thích những cuốn sách có hình ảnh gấu bông và cười thích thú
với điều đó,… Tựu chung lại, mỗi bé là một cá tính và có những sở thích
khác nhau, việc đọc sách cho bé nghe sẽ giúp các bố mẹ hiểu thêm
nhiều điều, cũng phát hiện ra rất nhiều đặc điểm tính cách lý thú của
con. Qua những chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ đó, cha mẹ sẽ tìm thấy
ý nghĩa trong việc quan sát sự trưởng thành của con, sẽ thấy rằng nuôi
dạy trẻ vui vẻ, hạnh phúc và thú vị biết chừng nào.
- Giai đoạn từ 0-3 tuổi là thời kỳ ghi nhớ nguyên mảng tuyệt vời nên
cha mẹ hãy đọc đi đọc lại vài lần một cuốn truyện cho trẻ. Khi trẻ bắt
đầu biết đọc, điều đó sẽ giúp trẻ phát huy hứng thú học hỏi, thỏa mãn
trí tò mò, khả năng tự tìm tòi và năng lực sáng tạo. Cha mẹ có thể gợi
mở cho trẻ bằng những câu hỏi: “Tại sao lại thế nhỉ, con thử tìm hiểu
xem sao”.
- Khi đọc ehon cho trẻ nghe, nếu muốn con nhận biết mặt chữ sớm,
cha mẹ hãy lựa chọn những cuốn ehon ít chữ, chữ được in to, sau đó vừa
đọc vừa chỉ cho con. Hãy ghi nhớ, nếu trẻ không thích việc đó thì cha
mẹ đừng cưỡng ép, chỉ làm khi trẻ thích thú. Cũng đừng hỏi lại, vì như
vậy trẻ sẽ thấy như bị “trả bài”. Kết hợp với việc đó, khi đưa trẻ ra ngoài
chơi, trước những bảng biểu, cha mẹ có thể dừng lại vài giây và đọc to
cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cứ kiên trì, vì đã có rất nhiều chia sẻ, sau 3
năm cố gắng, có rất nhiều trẻ 3 tuổi đã đọc thông thạo.
Mẹ Mun có chia sẻ với Tủ sách Người Mẹ tốt, khi đọc ehon cho cậu
bé 18 tháng tuổi của mình nghe, với những cuốn “Chào mặt trăng!”,
“Giày nhỏ đi thôi!”, “Tay xinh đâu nhỉ?”, “Cùng lau cho sạch nào!”, hay
bộ 6 cuốn “Ai ở sau lưng bạn thế?”, “Bé trứng”, “Tất cả đều đi ị”, “Cá
vàng trốn ở đâu rồi nhỉ?”,… chị đều vừa đọc vừa chỉ cho con nghe. Bỗng
nhiên có hôm, cậu bé chỉ vào dấu ngã của chữ “CŨNG” trong cuốn “Tất
cả đều đi ị”, chị hiểu ý con, nên bảo “À, dấu ngã, dấu ngã, dấu ngã”. Rồi,
chị lấy bút vẽ lại dấu ngã cho con xem, những ngày sau đó, đi đâu chị
cũng cùng con tìm những chữ có dấu ngã trên các tấm bảng hiệu ngoài
đường, ngoài công viên, trong siêu thị, trên các vỏ hộp, trong những
cuốn ehon hai mẹ con đọc,… Rồi từ dấu ngã, cậu bé lại tiếp tục với dấu
hỏi, dấu nặng, dấu sắc, dấu huyền. Đó cũng là điều vô cùng thú vị mà