ĐỘC TÌNH - Trang 166

Những lúc oán hận bố mẹ không cho mình một gia đình toàn vẹn, cô lại
nghĩ, tại sao họ phải vì mình mà chịu đựng sống với nhau cả đời, từ bỏ cơ
hội tìm hạnh phúc riêng?

Mỗi nhà mỗi cảnh, người ta chỉ biết việc mình, chứ không muốn thấu hiểu
cho người khác.

Lê Họa còn nhớ, trước khi qua đời, bà ngoại đã cầm tay cô căn dặn: "Họa,
đừng trách móc người khác, không ai đúng hoàn toàn, cũng không ai sai
hoàn toàn. Tự bản thân cháu hãy sống cho tốt”.

Mẹ cô là một người ít học, mới học xong cấp hai. Bố cô lúc ấy là sinh viên,
làm việc tại công ty của ông ngoại, rất được lòng ông. Cả bố mẹ cô đều
không muốn kết hôn do sự gán ghép của gia đình, nhưng ông bà nội cũng
rất ưng ý mẹ cô nên đại sự cuối cùng cũng thành. Sau này có cô, hai người
tự nhiên chấp nhận cuộc sống như vậy. Tuy rằng ông ngoại đã trợ giúp
nhiều, nhưng thành công mà bố cô có được thật sự đều dựa vào năng lực
của mình, đây là chuyện không ai có thể phủ nhận.

Khi Lê Họa vào cấp hai, bố cô đề nghị ly hôn, chấp nhận để lại nhà và một
khoản tiền lớn cho mẹ. Mẹ cô sống chết không đổng ý, bố cô đành chịu,
sau đó hai người thỏa thuận với nhau khi ở trước mặt con gái, luôn tỏ ra
hòa thuận vui vẻ để không ảnh hưởng đến tâm trạng cô.

Khi gán ghép những mảnh ký ức buồn này với những điều đẹp đẽ, cuộc
sống mới trọn vẹn đúng nghĩa. Có điều, phần lớn chúng ta chỉ lựa chọn ghi
nhớ những điều tốt đẹp mà thôi.

Lê Họa nhìn tay mình.

Cô dựa vào cái gì mà trách móc bố mẹ không yêu thương mình đây?

Vì sao cô không tự trách bản thân chưa quan tâm đến bố mẹ? Nếu quan
tâm, cô đã sớm nhận ra vết rạn nứt trong tình cảm của bố mẹ, sớm nhận ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.