ĐỢI CHỜ - Trang 34

John Le Carré

Đợi chờ

Dịch giả: Văn hòa - Nhất Anh

Chương 2 (tt)

Nếu Landau đã cảm thấy bị bỏ rơi cho đến chiều hôm ấy, thì nay anh ta đã
được chiếu cố suốt thời gian còn lại của tuần lễ. Ned gọi điện cho anh ta
vào sáng hôm sau, để yêu cầu anh ta - với lời lẽ nhã nhặn quen thuộc - đến
một địa chỉ ở Pimlico, mà khi đến, anh ta mới biết đó là ngôi nhà thời năm
1930 với những cửa sổ hình vòng cung, sườn sắt sơn xanh và một tiền sảnh
giống như của một rạp xinê. Với sự hiện diện của hai người đàn ông mà
Ned không giới thiệu với Landau, ông ta yêu cầu anh thuật lại chuyện của
anh, rồi sau đó giao anh cho hai người đàn ông ấy hỏi cung.
Người đầu tiên hỏi Landau là một người có đôi mắt sáng ngời và hai má
hồng đào như má của con nít, vẻ mặt dễ xúc động, và giọng nói có âm điệu
như hát. Ông ta mặc áo vét tông bằng vải xanh, hài hòa với màu tóc vàng
nâu của ông ta.
Ông ta bắt đầu hỏi:
- Ông có nói cô ta mặc một cái áo màu xanh, có đúng như thế không? Nhân
tiện tôi xin tự giới thiệu tôi tên là Walter - Ông ta nói thêm.
- Dạ thưa ông, đúng như thế.
- Ông có chắc không?
- Dạ thưa ông, tuyệt đối chắc. Cô ta cầm một cái túi lưới màu ma-rông.
Thông thường các cái túi đựng đồ mua sắm hàng ngày ấy bằng lưới, nhưng
cái của cô ta lại bằng chất dẻo. Lúc đó tôi đã tự nhủ: “Thôi đi, Niki, không
phải lúc. Nhưng nếu sau này, biết đâu, mày muốn thử thời vận với cô ta, thì
mày phải mang từ Luân Đôn đến đây, tặng cô ta một cái xắc tay thật đẹp,
màu xanh, hợp với cái áo dài của cô ta”. Đó là lý do vì sao tôi nhớ rõ màu
áo của cô ta.
Ngay cả bây giờ, khi tôi cho chiếu lại các cuốn băng, tôi thấy thật kỳ cục,
Landau một điều “thưa ông” hai điều “thưa ông” với Walter, trong khi anh
ta luôn luôn gọi Ned bằng tên. Nhưng đó không phải là một dấu hiệu kính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.