ĐÔI LỨA XỨNG ĐÔI - Trang 6

ôm lấy, người đàn bà thức dậy vật lộn với y, dọa kêu làng. Ngạc nhiên vì có
người dám dọa kêu làng, là cái đã gần như độc quyền của mình, y vừa cất
tiếng la làng vừa đè người đàn bà xuống. Hành vi ấy khiến thị Nở bật cười,
rồi từ chống đối thị xoay ra ưng thuận. Sau cuộc tình, cả hai ngủ thiếp đi.
Gần sáng, Chí thức dậy vì bị một cơn đau bụng rồi nôn thốc nôn tháo. Thị
Nở dìu y vào lều, rồi trở về nhà nấu nồi cháo hành mang sang cho y. Suốt
năm ngày, cả hai được sống những giờ phút hạnh phúc và quyết định lấy
nhau. Nhưng dự định ấy hỏng ngay khi thị Nở về hỏi bà cô ruột, bị mắng
một trận, nhất quyết không cho. Thất vọng, Chí lại uống và lại đến gây sự
với Bá Kiến. Bá Kiến lại cho tiền nhưng lần này Chí đến không phải để xin
tiền. Y bảo đến để xin làm người lương thiện, nhưng y biết là không thể
được nữa rồi, vậy chỉ còn một cách. Y rút dao đâm nhiều nhát vào Bá Kiến,
vừa đâm vừa la làng. Khi có người chạy đến thì thấy y đã nằm giãy giụa
giữa đám máu tươi. Bá Kiến và Chí Phèo đều chết. Bà cô thị Nở được dịp
đay nghiến cháu. Thị Nở nhìn xuống bụng mình, nghĩ không biết sẽ ra sao
nếu mình có chửa, rồi thị nghĩ đến cái lò gạch bỏ hoang...
Giới nghiên cứu đánh giá cao sự khám phá của Nam Cao về xã hội làng
quê người Việt, nhất là làng xã đồng bằng miền Bắc, nơi mà sự phân tầng
xã hội đã chia ra thành những nhóm người, những loại người. Bên cạnh
nhóm đông nhất là những người vô danh trong làng, nổi bật lên hai nhóm:
nhóm cường hào, vai vế bề trên gồm những Bá Kiến, Lý Cường. Đội Tảo...
và nhóm cùng đinh lưu manh hóa gồm những Chí Phèo, Binh Chức, Năm
Thọ... Nhóm cường hào cai trị, bòn rút đám đông dân quê, lại cũng cạnh
tranh, sát phạt nhau... chính vì vậy, nhóm cùng đinh lưu manh hóa đã được
bọn cường hào sử dụng làm tay chân để trừng trị lẫn nhau và áp chế dân
làng.
Nhiều tác phẩm tự sự trong văn học thời kỳ 1930-1945, của Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, v.v... cũng đã tố cáo nạn cường hào áp
chế dân lành ở các làng quê. Nam Cao và một số nhà văn khác, từ những
năm 1940 trở đi, nhấn thêm những nét thẫm màu ở bức tranh làng quê quen
thuộc ấy, do sự xuất hiện đám cùng đinh lưu manh hóa, bị bọn cường hào
lợi dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.