ảnh ảo tưởng về Jesus, về Krishna, về Marx mà phải tạo ra một nhân loại có
thể thấu hiểu và vượt qua được chính mình.
Chúng ta có hình ảnh về chính mình. Hình ảnh đó gắn liền với suy nghĩ
của chúng ta. Chúng ta có thể phơi bày hình ảnh đó ra ngoài ánh sáng và
thực sự thấu hiểu về nó được không? Đó là vấn đề mà tôi muốn thảo luận ở
đây. Nhìn từ bên ngoài, tôi rất ít thể hiện mình; giống như một tảng băng,
nó chỉ nổi lên một phần mười, chín phần còn lại chìm trong nước. Phần
chìm trong nước, phần ẩn tàng, phần chưa được khám phá đó có thể phơi
bày ra để hiểu được nó một cách triệt để vốn bị phân mảnh, có thể được tự
do, được trọn vẹn, được sáng suốt? Đó là câu hỏi mà tôi muốn đặt ra ở đây.
Tôi không biết bạn tự đặt câu hỏi này cho chính mình chưa, nếu chưa thì
giờ đây chúng ta đang đặt ra câu hỏi này và bạn phải đối mặt với nó. Bạn
đối mặt với câu hỏi này như thế nào tùy thuộc vào sự quan tâm và mức độ
nghiêm túc của bạn.
Hình ảnh này, định kiến này có nhiều biểu tượng, nhiều tên gọi khác
nhau nhưng nó vẫn không phải là sự thật. Chúng ta sẽ sử dụng từ ngữ hình
ảnh hoặc định kiến nhé. Hình ảnh này nhận được áp lực cả từ bên ngoài lẫn
bên trong. Mỗi lời được nói ra bằng thái độ thân thiện hoặc hằn thù đều tác
động đến nó. Hình ảnh đó liên tục bị tác động, gò ép, tổn thương ngay từ
khi nó mới được hình thành. Chúng ta (những con người) liên tục gây tổn
thương cho nhau ở mức độ nghiêm trọng. Hình ảnh đó (do xã hội và suy
nghĩ tạo ra) không những bị tổn thương mà còn được tâng bốc nịnh bợ. Đây
là một quá trình bị tổn thương, phản kháng và tự bảo vệ. Có lẽ nó có thể dễ
dàng đối mặt với những tổn thương nho nhỏ nhưng câu hỏi đặt ra là; Liệu
những tổn thương sâu sắc ở tâm hồn của nhân loại có thể được tẩy trừ hoàn
toàn mà không tồn tại bất kỳ một vết sẹo nào được không?
Bạn bị tổn thương ngay từ khi bạn còn rất nhỏ (không phải sao) khi mẹ
bạn, cha bạn, thầy giáo của bạn, cô chú của bạn, một người nào đó nói rằng
“Mày không giỏi bằng anh của mày”, “Mày không sáng dạ bằng em của