mày”, “Mày không xinh xắn bằng bạn của mày”, “Mày trông giống như
người cô xấu xí của mày”. Sau đó tại trường học bạn lại bị so sánh với
những học sinh khác qua điểm số. Khi bạn so sánh cậu trai này với cậu trai
khác là bạn đang hủy hoại họ. Tất cả những tổn thương đó sẽ tồn tại. Khi ta
lớn lên nó sẽ thể hiện qua hành động bạo lực, sự lo lắng và vân vân. Sự thể
hiện này là một biện pháp nhằm trốn chạy khỏi những tổn thương, những
ảo tưởng. Đây là một hình thức khác của hình ảnh: bạn ảo tưởng rằng bạn
sẽ không bao giờ bị tổn thương nữa, đây là một trạng thái loạn thần kinh.
Đúng không?
Xin hãy tự quan sát chính bản thân mình. Những lời tôi nói ở đây sẽ là
tấm gương giúp các bạn tự soi lại chính mình.
Chúng ta có thể quét sạch mọi tổn thương được không. Nếu được sẽ
không còn vết hằn nào trong tâm hồn, tâm hồn bị tổn thương sẽ không bao
giờ bị tổn thương nữa? Xét cho cùng, sự trong trắng chính là trạng thái tâm
hồn không bị tổn thương. Từ ngữ trong trắng có nghĩa là không bị tổn
thương và không gây tổn thương (không phải là một con cừu ngây thơ theo
ý nghĩa mà Thiên Chúa giáo thường sử dụng).
Tôi đã bị tổn thương cả đời, tôi trở nên vô cùng nhạy cảm. Tôi nhận thấy
rằng tôi có thể đối mặt một cách sáng suốt với những tổn thương nho nhỏ.
Tôi biết mình cần phải làm gì: Tôi phản kháng, tôi dựng lên một bức tường
quanh mình, tôi tự cách ly mình nên tôi sẽ không bao giờ bị tổn thương nữa
- đây là những gì mà mọi người thường làm. Nhưng phía sau bức tường đó
họ vẫn bị tổn thương sâu sắc. Người ta có thể đối mặt với những tổn
thương không bằng cách tự cách ly mà bằng sự yếu ớt vì chỉ có một tâm
hồn yếu ớt mỏng manh mới có thể không bao giờ bị tổn thương. Bạn hiểu
không? Bạn có bao giờ trông thấy một chiếc lá mùa xuân chưa? Một chiếc
lá mới xuất hiện dưới ánh nắng mặt trời ấm áp. Chiếc lá đó vô cùng mỏng
manh, sóng động, nhạy cảm. Những cơn gió rét sẽ không bao giờ có thể xé
nát nó, nó vẫn luôn ở đó. Đó chính là sự mỏng manh.