Lời tựa
Ngày nay chúng ta có thể hiểu được điều gì đang xảy ra trên thế giới rõ
hơn bao giờ hết. Hệ thống truyền thông toàn cầu có thể cho chúng ta chứng
kiến "trực tiếp" các thảm họa thiên nhiên, các cuộc chiến tranh tàn khốc
hoặc những sự kiện thể thao sôi động, sự biến đổi phát triển của nền kinh
tế.
Các phương tiện truyền thông thường có khuynh hướng đưa tin giật gân
về các mâu thuẫn, xung đột và cái chết. Những cuộc chiến do tranh chấp
giữa quốc gia này với quốc gia nọ, giữa tôn giáo nọ và tôn giáo kia, giữa
các phe phái theo chủ nghĩa dân tộc. Đây là khúc dạo đầu đáng buồn cho
một thiên niên kỷ mới. Nếu muốn ngăn chặn thảm họa chúng ta phải có ý
thức cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, phải có sự thống nhất trên toàn thế
giới. Lòng trung thành dành cho đất nước của một dân tộc, dành cho tôn
giáo của một cá nhân, hoặc dành cho thể chế chính trị tại địa phương dường
như ngày càng trở nên sai lạc. Chúng ta cần phải có lòng trung thành dành
cho toàn thế giới chứ không phải chỉ dành cho một phân đoạn nào đó của
thế giới này. Ông J. Krishnamurti (đã trải qua hơn năm mươi năm trao đổi
thảo luận trước hàng vạn công chúng trên toàn thế giới) đã nhắc đi nhắc lại
rằng: bước đầu tiên để tìm hiểu thế giới mà chúng ta đang tồn tại là phải
quan sát trạng thái của nó. Việc ngoảnh mặt quay lưng với những sự kiện
xảy ra trên thế giới, luôn nghĩ rằng "những gì đang xảy ra ở đó chẳng hề
liên quan gì đến bản thân mình", là một hình thức trốn chạy khỏi thế giới
loài người. Việc thoái lui, trốn chạy, tự tách rời bản thân mình với thế giới
này là một nhận thức sai lạc nghiêm trọng, ta không nhận ra rằng "tất cả
chúng ta đều đang ở trên cùng một con thuyền". "Sai lầm này", ông nhấn
mạnh, "chắc chắn sẽ dẫn đến những hành động vô bổ và xung đột".
Quan điểm này được Krishnamurti diễn đạt bằng câu nói "Tôi chính là
thế giới" và được các triết gia khác tán thành. Triết gia Thomas Hobbes đã