viết "Bất cứ người nào tự quan sát chính bản thân mình đều biết được
những suy nghĩ và tình cảm của tất cả mọi người quanh mình". Montaigne
lại nói "Mỗi người đều mang trong mình toàn bộ hoàn cảnh của nhân loại".
Krishnamurti tiếp tục khám phá ý nghĩa sâu xa của việc này bằng cách đặt
ra câu hỏi: Chúng ta phản ứng ra sao với sự nhiễu loạn hiện tại trên toàn thế
giới?
Sau đó ông đặt ra một vấn đề cơ bản hơn: Một tâm hồn phải như thế nào
mới có được khả năng phản ứng hợp lý? Để có được một tâm hồn như thế
chúng ta gặp những trở ngại nào? Trong phần 1 của cuốn sách này,
Krishnamurti khám phá những trở ngại này. Những gì ông nói với chúng ta
không phải là những học thuyết hay lời giải thích mà là những lời phát biểu
nhầm kiểm nghiệm lại kinh nghiệm của chúng ta hoặc những câu hỏi nhằm
kích thích khả năng tìm hiểu của chúng ta. Cuộc sống là một cái gì đó mà
chúng ta cần phải tự khám phá. Nó to lớn hơn - Ông nói - so với bất cứ một
bậc thầy hoặc một bài giảng nào. Khi chúng ta nhìn nhận cuộc sống này
theo một cách khác thì chúng ta đã trở thành một "con người thứ hai".
Nhiều người gọi Krishnamurti là một con người thần bí - đây có lẽ là
một từ ngữ được sử dụng nhằm tôn vinh ông hoặc nhằm chỉ trích ông.
Nhưng những gì ông nói vẫn luôn tồn tại cùng thời gian. Trong các cuộc
trao đổi ông đều đề cập đến sự phá hoại của hình ảnh được tạo ra trong mối
quan hệ giữa một người nam và một người nữ, cả trong quan hệ chính trị.
Thứ nhất, chúng ta luôn tạo ra sự phân ranh giữa "chúng ta" và "bọn họ";
thứ hai, chúng ta thường có xu hướng rập khuôn máy móc theo người khác;
thứ ba, chúng ta luôn dồn hết trách nhiệm cho các nhà chức trách đương
thời và luôn cho rằng "bọn họ" không mang tính nhân đạo như "chúng ta".
Ông liên tục lặp đi lặp lại về sự phù phiếm trong sự phân ranh giữa
"chúng ta" và "bọn họ". Ông cho rằng sự trung thành mù quáng dành cho
tín ngưỡng, chính trị, quốc gia là một trong những nhân tố tạo ra sự nhiễu
loạn trong thế giới này. Ông cho rằng sự phân ranh giữa các thể chế chính